Vào ngày 19/11/2016, cuộc biểu tình đòi phế truất bà tổng thống Park Geun Hye vẫn diễn ra ở khu vực quảng trường Gwanghwamun và Seoul Plaza với số lượng người tham gia ít nhất là bằng tuần trước (hơn 1 triệu người).

Những ngày này, không chỉ là công chức, người già và trẻ em; mà ngay cả các tổ chức tôn giáo, các nghệ sĩ cũng như những người hoạt động trong các ngành giải trí có ảnh hưởng lớn đến công chúng cũng xuống đường để thể hiện sự quan tâm đến vận mệnh quốc gia.

bt9

Trong tuyên bố mới nhất của Nhà Xanh phát đi, tổng thống sẽ cố thủ ~ không từ chức và cũng không chịu sự điều tra của Toà án Tối cao ~ Điều này chỉ làm tăng sự phẫn nộ từ quốc dân và dự báo quy mô của những cuộc biểu tình sẽ ngày càng lớn hơn, bởi người Hàn Quốc không chấp nhận một tổng thống bù nhìn điều khiển quốc dân.
Điều 1 Hiến pháp Hàn Quốc quy định: Tất cả mọi quyền lực của chính phủ Hàn Quốc đều từ quốc dân mà ra và được sinh ra để phục vụ quốc dân. Tuy nhiên, kể từ khi Hiến pháp ra đời thì đây mới là lần đầu tiên quốc dân sử dụng đến điều này, họ hô vang hay hát vang lên giữa cuộc biểu tình nội dung của Điều 1.

XEM THÊM: Người dân Hàn Quốc mang theo đồ gì khi đi biểu tình?

—————
Với các anh chị chưa rõ nguyên nhân của cuộc biểu tình, xin vui lòng tham khảo các bài viết được đính kèm link ở cuối bài viết này.

Nội dung chính của bài viết này, TTHQ sẽ giải đáp thắc mắc của các anh chị Việt Nam xung quanh cuộc biểu tình. Các anh chị chưa được giải đáp cũng có thể đặt câu hỏi bên dưới, Admin sẽ trả lời ngay hoặc sẽ gom vô chung một bài như bài này.

—————
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC
1. Biểu tình ở Hàn Quốc có hợp pháp hay không?

Luật pháp Hàn Quốc cho phép biểu tình và bảo vệ những người biểu tình. Nếu biểu tình cá nhân (1 ~ 2 người) thì không cần xin phép trước và có thể đứng ở bất kỳ đâu (kể cả trước Phủ Tổng thống) để biểu tình. Nếu biểu tình theo nhóm có khả năng gây cản trở giao thông, gây mất trật tự công cộng thì phải xin phép trước và đăng ký địa điểm muốn biểu tình để chính quyền nơi diễn ra cuộc biểu tình sắp xếp lực lượng cảnh sát bảo vệ cũng như lắp đặt các thiết bị vệ sinh lưu động.
Bất kỳ ai xâm hại người biểu tình (chửi bới, miệt thị hoặc đánh đập) đều phải chịu hình thức xử lý trước pháp luật như các tội phạm dân sự khác.

Cảnh sát Hàn Quốc không có toàn quyền quyết định về cuộc biểu tình. Lấy ví dụ: trước khi cuộc biểu tình ngày 12/11 vừa qua diễn ra, Cảnh sát đã nhận được đăng ký của ban tổ chức cuộc biểu tình về lộ trình tuần hành trên bốn tuyến đường, bắt đầu từ quảng trường Seoul cho tới đoạn giao cắt ở ga cung Gyeongbok, tuy nhiên phía cảnh sát muốn hạn chế người dân tuần hành tới ga Gyeongbok, gần Phủ Tổng thống, do lo ngại cuộc biểu tình gây cản trở tới các hoạt động giao thông. Cuối cùng, Tòa án Tối cao Seoul vào chiều cùng ngày đã quyết định chấp thuận lộ trình tuần hành biểu tình người dân theo đúng kế hoạch ban đầu.

2. Biểu tình ở Hàn Quốc có bạo loạn hay không?

Trong khoảng gần 20 năm trở lại đây, các cuộc biểu tình ở Hàn Quốc hầu như chưa bao giờ xảy ra bạo loạn, ngay cả khi số lượng ngừoi biểu tình lên đến hàng trăm ngàn người.
Trong cuộc biểu tình mới diễn ra cuối tuần trước, khi số lượng người lên đến 1 triệu người, đã có một số người quá khích muốn dùng bạo lực nhưng ngay lập tức bị những người khác phong toả. Người biểu tình tự dặn nhau, để xảy ra bạo loạn có nghĩa là cuộc biểu tình thất bại.
Vì thế, các anh chị đã và đang chuẩn bị du lịch Hàn Quốc không cần phải lo lắng về điều này, Admin thậm chí đã khuyến khích các anh chị tiếp cận đoàn biểu tình để tìm hiểu về văn hoá biểu tình của người Hàn Quốc. Và rất nhiều anh chị đã tiếp cận quay phim, chụp ảnh chia sẻ với các thành viên khác của TTHQ như trong bài viết này:

3. Biểu tình ở Hàn Quốc có giới hạn độ tuổi không?

Luật pháp Hàn Quốc không giới hạn độ tuổi tối thiểu và tối đa được tham gia biểu tình. Con nít bị ăn chặn tiền sữa, ông già bị mất lương hưu đều được biểu tình. Vì thế, đừng ngạc nhiên khi bố mẹ mang con còn đang bú sữa đi biểu tình, em bé đóng thuế rùi đó, vi phạm quyền lợi của em thì bố mẹ phải mang em đi đòi lại thôi. Đừng gièm pha kẻo bị pháp luật sờ gáy, cũng đừng thương cho em bởi bố mẹ em biết điều gì là tốt cho bé ^^

4. Vai trò của cảnh sát trong các cuộc biểu tình ở Hàn Quốc là gì?

Các cuộc biểu tình ở Hàn Quốc luôn có cảnh sát xung quanh, dù chỉ là 1 người biểu tình. Vai trò của cảnh sát tóm gọn trong 2 nhiệm vụ chính như sau:
– Bảo vệ người biểu tình (bao gồm cả việc ngăn chặn việc người tham gia biểu tình bị xâm hại cũng như bị khủng bố).
– Ngăn ngừa bạo loạn. Các cuộc biểu tình lớn sẽ không tránh khỏi việc có những cái đầu nóng muốn gây bạo loạn. Nhiệm vụ của cảnh sát là khi cần có thể làm “hạ hoả” những phần tử này.

5. Người nước ngoài được làm gì khi tham gia hoặc khi quan sát biểu tình ở Hàn Quốc?

Các anh chị hoàn toàn có thể gia nhập đoàn biểu tình nếu muốn, vui lòng tham khảo trước nội dung và quy định của đoàn để không bị “lạc đề”.
Với những ai quan sát, các anh chị được toàn quyền quay phim, chụp ảnh nhưng vui lòng giữ hành vi đúng mực với ngừoi tham biểu tình, không chỉ trỏ cừoi nói vô văn hoá.

—————
THEO DÒNG SỰ KIỆN

Nữ sinh Ehwa phế truất hiệu trưởng sau vụ tai tiếng liên quan đến con gái bà Choi Soon Sil

Tổng thống Park Geun Hye xin lỗi quốc dân sau sự cố Choi Soon Sil

Cuộc biểu tình đầu tiên đòi phế truất tổng thống, ở ga Suwon

Sinh viên các trường đại học lớn đọc bản Tuyên Bố Thời Cuộc để phản đối tổng thống

20 ngàn người tập trung về Gwanghwamun để phản đối tổng thống

Hình ảnh về những cuộc biểu tình đầu tiên đòi phế truất tổng thống

Sinh viên đại học quốc gia Seoul đòi phế truất tổng thống

Tổng thống Park Geun Hye xin lỗi quốc dân lần 2

200 ngàn người trên khắp toàn quốc đổ về Seoul đòi phế truất tổng thống

1 triệu người trên khắp toàn quốc đổ về Seoul đòi phế truất tổng thống và luận tội bà Park Geun Hye

Sinh viên khu vực thủ đô tập trung biểu tình đòi phế truất tổng thống

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).