Sáng ngày 19/02/2020, Vệ tinh giám sát môi trường địa tĩnh do Hàn Quốc sản xuất đã được phóng thành công.

Viện nghiên cứu hàng không vũ trụ Hàn Quốc (KARI) cho biết đã phóng thành công tên lửa Ariane-5 mang Chollian-2B nặng 3.4 tấn với nhiệm vụ theo dõi sự dịch chuyển của bụi mịn và các chất gây ô nhiễm không khí khác, cũng như thủy triều ở khu vực Đông Á.

Vệ tinh đang trên đường tới quỹ đạo cố định 36.000km trên xích đạo Trái đất sau khi rời khỏi Guiana thuộc Pháp lúc 07:18 chiều (giờ địa phương).

Vệ tinh tách khỏi tên lửa sau khi cất cánh 31 phút và thực hiện liên kết đầu tiên với trạm theo dõi mặt đất ở Yatharagga, Australia. Chollian-2B cũng đã triển khai các tấm pin mặt trời và tạo ra năng lượng để vận hành các hệ thống của mình.

Tên lửa Ariane-5 mang Chollian-2B nặng 3,4 tấn cất cánh tại trạm không gian ở Guiana thuộc Pháp.

Chollian-2B dự kiến ​​sẽ đạt được quỹ đạo địa tĩnh cuối cùng trong khoảng hai tuần và bắt đầu thực hiện sứ mệnh môi trường biển vào tháng 10. Tất cả các hệ thống sẽ hoạt động đầy đủ vào năm 2021.

Vệ tinh đa năng sẽ quan sát và theo dõi bụi mịn và 20 loại chất gây ô nhiễm không khí, bao gồm ozone, lưu huỳnh dioxit và formaldehyd.

Qua vệ tinh, Hàn Quốc theo dõi chặt chẽ tất cả các loại chất ô nhiễm trong khu vực và đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát không khí toàn cầu. Thông tin thu thập được sẽ giúp cung cấp dự báo thời tiết chính xác hơn và cho phép Seoul hợp tác với những khu vực khác để giảm ô nhiễm trong khu vực.

Vệ tinh được trang bị Thiết bị định vị Ocean Color Imager-2 (GOCI-2) tiên tiến, có thể kiểm tra sự sinh sôi của tảo và các chất gây ô nhiễm nước khác.

Các nhân viên tại phòng điều khiển vệ tinh của Viện nghiên cứu hàng không vũ trụ Hàn Quốc chúc mừng sau khi chiếc Chollian-2B nặng 3,4 tấn được tách thành công khỏi tên lửa Ariane-5.

GOCI-2 có thể bao phủ một khu vực có đường kính khoảng 2500 km mỗi ngày. Độ phân giải quang học sử dụng trên Chollian-2B sắc nét hơn bốn lần so với các cảm biến trước đây được sử dụng ở Hàn Quốc, giúp phát hiện thủy triều đỏ và xanh dễ dàng hơn và cải thiện khả năng đưa ra cảnh báo trước cho các khu vực có thể bị ảnh hưởng.

Cơ quan vũ trụ Hàn Quốc cho biết việc phóng vệ tinh mới nhất này đã đưa Hàn Quốc lên hàng đẳng cấp thế giới trong việc giám sát bầu khí quyển và đại dương.

KARI cho biết Chollian-2B, cùng với các vệ tinh địa tĩnh TEMPO của NASA và Sentinel-4 của Châu Âu – dự kiến sẽ được phóng trong vài năm tới – sẽ giúp các nhà nghiên cứu theo dõi sự di chuyển của bụi mịn, cát vàng, các chất gây hại và ô nhiễm khác.

Hàn Quốc đã chi 386.7 tỉ KRW (tương đương 324 triệu USD) cho dự án Chollian-2B bắt đầu từ năm 2011. Vòng đời của vệ tinh là 10 năm.

XEM THÊM:

Tổng hợp từ Korea Times

author-avatar

About Quý Vy

Từ niềm đam mê nghe nhạc K-Pop và du lịch Hàn Quốc, đã dẫn lối tâm hồn mình vào mê cung của văn hóa, ngôn ngữ, con người, thắng cảnh... và tất cả mọi thứ về đất nước Hàn Quốc

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).