Môi trường công việc khác nhau đòi hỏi những yêu cầu không giống nhau từ đội ngũ nhân sự.

Bên cạnh việc được đào tạo đúng chuyên ngành, có kỹ năng đáp ứng nhu cầu công việc thì các yếu tố về ngoại hình, vóc dáng cũng rất được quan tâm với các nhà tuyển dụng, đặc biệt với ngành nghề đòi hỏi tiếp xúc nhiều với đối tác, khách hàng. Bởi khi đó ngoại hình là bộ mặt của công ty.

Đôi khi chỉ là một vết sẹo nhỏ trên cơ thể cũng làm mất đi cơ hội nghề nghiệp của mình. Ví dụ như với một phi công.

Bạn có từng thắc mắc vì sao các phi công lại bị kiểm ngặt khắt khe cả về trình độ chuyên môn lẫn ngoại hình, đặc biệt là quy định “bất di bất dịch” phi công không được có sẹo trên cơ thể?

Đó là do càng lên cao, áp lực không khí càng xuống thấp. Ở điều kiện này, cơ thể con người sẽ “nở” ra, khiến các vết sẹo dễ bị “rách”. Những vết sẹo càng lớn, khả năng chịu áp lực càng nhỏ. Trong trường hợp máy bay gặp sự cố về máy nén khí, những vết sẹo không đủ khả năng chống lại áp lực sẽ bị nứt ra và chảy máu.

Nhưng đó là với công việc làm trên không trung. Chứ có lẽ chẳng mấy ai có thể ngờ một giáo viên lại bị sa thải chỉ vì vết sẹo trong quá trình phẫu thuật tim.

Mới đây, Ủy ban Nhân quyền Quốc gia của Hàn Quốc đã đưa ra thông báo tỏ rõ sự không đồng tình với việc sa thải một giáo viên ngay ngày đầu tiên đi làm với lý do “Quan ngại về tình hình sức khỏe” sau khi nhìn thấy vết sẹo phẫu thuật của giáo viên.

Theo đó, cha mẹ của giáo viên này (tạm gọi là A) đã gửi đơn khiếu nại sau khi con gái của họ bị buộc thôi việc và yêu cầu được trả 2 triệu KRW tiền bồi thường tổn thương tinh thần.

Theo Ủy ban Nhân quyền, cô A khẳng định rằng đã nhận được thông báo vào tối đầu tiên khi đi làm tại nhà trẻ vào tháng 12 năm ngoái với nội dung “vì công việc có thể làm tái phát bệnh tim nên đừng đến đây vào ngày mai”.

Phía cô A khẳng định mình đã bị sa thải đơn phương bởi phía nhà tuyển dụng mà không kiểm tra tình trạng sức khỏe bằng giấy chẩn đoán của bác sĩ.

Đại diện phía nhà trẻ giải thích: “Tôi đã đưa ra lời khuyên khi chứng kiến nhiều người chết vì tim mạch. Tôi đã nói rằng hãy thử đi xem xét và tìm một công việc thoải mái hơn nếu cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên đáng tiếc cô giáo đã hiểu lầm điều đó là thông báo sa thải”.

Tuy nhiên, Ủy ban Nhân quyền cho biết Trong bản tường trình bằng văn bản được đệ trình bởi người bị hại có nội dung “Không có bất cứ ai liên lạc qua điện thoại hoặc tin nhắn ngay cả khi cô giáo A không đi làm vào ngày hôm sau”, và “Thật khó để nói rằng họ có ý định tiếp tục để cho cô A làm việc ở đó”.

Tiếp đó, họ cho rằng: “Bệnh tim của cô A đã được chẩn đoán chữa khỏi hoàn toàn và không có lý do gì để biện minh cho những định kiến được đưa ra. Hành vi của phía nhà trẻ tương ứng với “hành vi phân biệt đối xử vi phạm quyền bình đẳng”.

Và khoản tiền bồi thường cho tổn thương tâm lý cũng được khuyến cáo chi trả do cô giáo đã bị căng thẳng nặng nề, phải nhờ đến sự can thiệp tâm lý do vụ việc gây ra.

XEM THÊM: Thầy giáo tiểu học 40 tuổi ở Ulsan khen quần lót màu hồng của học sinh và cái kết bẽ bàng

Tổng hợp từ YNA

author-avatar

About Hebe Nguyen

Thích được tự mình tìm hiểu những điều nhỏ bé nhất liên quan đến đất nước Hàn Quốc. Mỗi điều khám phá đều mang nét đáng yêu riêng.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).