Chính phủ Hàn Quốc đang xúc tiến phương án cho phép bán một lượng lớn hàng tồn kho của các cửa hàng miễn thuế tại các trung tâm thương mại. Đây được xem là một biện pháp để giúp chủ doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản do COVID-19.

Nếu kế hoạch này được thực hiện, đây sẽ là lần đầu tiên hàng miễn thuế được bán thông qua các kênh phân phối thông thường.

Chia sẻ kinh nghiệm mẹo hay du lịch: Mua hàng miễn thuế khi đi du ...

Theo thông tin từ ngành công nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế vào ngày 16/4, các “ông trùm” trong lĩnh vực này như Lotte, Shilla, Shinsegae, Hiệp hội cửa hàng miễn thuế Hàn Quốc và Cục thuế đã tổ chức một cuộc họp vào ngày 7/4 để thảo luận về “các nội dung quan trọng liên quan đến việc bán hàng miễn thuế”.

Cũng tại cuộc họp này, các chủ doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng miễn thuế cho biết họ đã yêu cầu nới lỏng quy định bán hàng để có thể xử lý hàng tồn kho.

Họ đã yêu cầu cho phép bán hàng miễn thuế đang tồn kho cho người dân trong nước thông qua hải quan. Hiện tại, tất cả các sản phẩm miễn thuế không được bán phải được đốt cháy hoặc hủy bỏ. Rõ ràng người dân rất hào hứng để mua một món đồ tốt với giá ưu đãi mà không cần phải tiêu hủy gây lãng phí.

Chia sẻ kinh nghiệm mẹo hay du lịch: Mua hàng miễn thuế khi đi du ...

Ngành công nghiệp cũng cho biết họ đã yêu cầu cho phép người tiêu dùng nước ngoài như người mua hàng hóa miễn thuế của Trung Quốc (따이궁) và đưa hàng hóa ra nước ngoài thông qua bưu phẩm quốc tế.

Người ta cho rằng nếu Taigung không xuất cảnh mà vẫn mang theo hàng hóa thì mỗi khi nhập cảnh và xuất cảnh đều có thể tránh được thời gian tự cách ly trong 14 ngày. Đồng nghĩa với việc sẽ thu hút nhiều khách hàng tham gia mua bán. Taigung là “khách hàng lớn” chiếm 70% doanh thu của các cửa hàng miễn thuế trong nước vào năm ngoái.

Hàng hiệu tồn đọng chất đống trong kho

Nhiệm vụ chính của một người chịu trách nhiệm vận chuyển của một cửa hàng miễn thuế lớn trong nước là tìm kiếm kho trống. Bởi vì trung tâm lưu thông hàng hóa hiện tại đang bão hòa nên không còn nơi nào để lưu sản phẩm. Việc kinh doanh tốt thể hiện ở số hàng hóa được bán ra. Tiếc rằng đang có rất nhiều sản phẩm không bán được, buộc phải nhập kho để lưu trữ.

Phiếu giảm giá cửa hàng miễn thuế Shinsegae ở Gangnam

Hàng bán ra không được nhưng hàng đặt trước lại được giao đến. Tình hình này đã kéo dài suốt hai tháng qua. Tỷ lệ vận hành trung tâm lưu thông hàng hóa của các cửa hàng miễn thuế chính đã tăng vọt lên khoảng 150% trong tháng này.

Một quan chức của cửa hàng miễn thuế phàn nàn: “Chúng tôi đã chất đống sản phẩm đến khắp các lối đi của kho hàng”.

Không bán được nhưng hàng tồn kho lại tăng lên

Vấn đề tồn kho cửa hàng miễn thuế đã được bắt đầu chính thức từ tháng 2. Số lượng bệnh nhân nhiễm virus corona tăng vọt ở Daegu và Gyeongbuk. Số lượng khách du lịch nước ngoài bắt đầu giảm mạnh và người dân trong nước cũng ngừng du lịch nước ngoài. Người tiêu dùng có thể sử dụng cửa hàng miễn thuế đã dần dần giảm sút. Cửa hàng miễn thuế không tránh khỏi thiệt hại.

Ngành công nghiệp này ước tính rằng gần một nửa doanh số đã biến mất vào tháng 3. Điều này có nghĩa là khoảng 1 nghìn tỷ KRW đã bốc hơi. Trong tháng 4, dự kiến chỉ còn lại 1/10 doanh thu so với cùng kỳ trước đó.

https://imgnews.pstatic.net/image/015/2020/04/16/0004325612_001_20200417102203462.jpg?type=w647

Vấn đề tồn kho đã bùng nổ. Đó là do cấu trúc độc đáo của cửa hàng miễn thuế. Những người kinh doanh cửa hàng miễn thuế trực tiếp mua và bán hàng. Phải mất 3 đến 6 tháng để điều tra trước nhu cầu và đặt hàng sản phẩm để bán và nhập kho. Sản phẩm nhập khẩu hiện tại đã đặt hàng ít nhất 3 tháng trước. Không ai lường trước sự bùng phát ngoài ý muốn của dịch bệnh. Vậy là nghiễm nhiên hàng không bán được nhưng hàng nhập về vẫn tiếp tục đến do đặt hàng từ trước.

Không giống như các loại hình kinh doanh khác có nhiều cách xử lý khi hàng bị tồn. Các sản phẩm được hưởng ưu đãi miễn thuế không thể được lưu thông tự do trên thị trường theo kiểu phá giá. Tất cả những thứ không thể trả lại phải bị hủy bỏ và đốt cháy.

Shilla | Japanese Foodie Guide to the Netherlands

Hàng tồn kho của cửa hàng miễn thuế rất lớn, đặc biệt là của cửa hàng miễn thuế Lotte, Hotel Shilla, Shinsegae, Duty Free Shop và Hyundai Department Store. Trong số đó, các sản phẩm thời trang, mỹ phẩm và thực phẩm sắp hết hạn sử dụng là những mặt hàng phiền toái nhất.

Đây không phải là lần đầu tiên các cửa hàng miễn thuế yêu cầu có thể tăng cường lưu thông hàng tồn kho. Năm 2017 đã từng đưa ra đề xuất nhưng không được chấp nhận. Lần này, các cửa hàng miễn thuế đã đưa ra một đề xuất khác căn cứ theo tình trạng khẩn cấp của đại dịch Corona. Và Cục thuế đã có những động thái tích cực hơn nhiều so với trước đó nhằm hỗ trợ cho các chủ doanh nghiệp.

Người tiêu dùng hưởng lợi

Nếu hàng tồn kho của cửa hàng miễn thuế được mở rộng ra cho công chúng, người tiêu dùng cũng có thể được hưởng lợi. Cửa hàng miễn thuế và Cục thuế đã quyết định ưu tiên xử lý những hàng tồn kho ít nhất trên 3 năm, bao gồm thời trang, đồ gia dụng, đồng hồ, phụ kiện. Mỹ phẩm và thực phẩm bị loại bỏ vì khó khăn trong quá trình thông quan. Ngay cả khi tính thuế giá trị gia tăng, giá cả dự kiến vẫn sẽ rẻ hơn trước đó.

Trung tâm thương mại, cửa hàng outlet được coi là nơi bán hàng. Lotte và Shinsegae là chi nhánh và có nhiều trung tâm thương mại và trung tâm mua sắm nên hiệu quả khá cao.

Các nhân viên bán hàng tại cửa hàng miễn thuế dự kiến sẽ được huy động trong việc bán hàng giảm giá. Như vậy, những người đang buộc phải ngưng việc do dịch bệnh cũng có thể sớm quay trở lại làm việc.

12월 첫 주말…주요 백화점 겨울의류 이월상품 할인판매 | 한경닷컴

XEM THÊM: 8 Dịch vụ siêu hay ở sân bay Incheon mà bạn không biết

Tổng hợp từ EdailyNaver

author-avatar

About Hebe Nguyen

Thích được tự mình tìm hiểu những điều nhỏ bé nhất liên quan đến đất nước Hàn Quốc. Mỗi điều khám phá đều mang nét đáng yêu riêng.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).