Theo công bố mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF mới đây, tổ chức này đưa ra dự đoán tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm xuống -3% trong năm nay.

Điều này được cho là do hầu hết các nước trên thế giới phải thực hiện các chính sách tạm ngừng sản xuất kinh doanh để ứng phó với dịch COVID-19.

Mức dự đoán này thậm chí còn thấp hơn nhiều so với mức độ tăng trưởng -0.1% vào năm 2009 khi cả thế giới phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong công bố của mình, IMF thậm chí còn coi hiện tại là cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử sau 90 năm kể từ cuộc Đại khủng hoảng kinh tế những năm 1930.

Kinh tế toàn cầu đang bước vào một cuộc suy thoái mới

Theo đó, vào ngày 14/4 vừa qua, trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới trong năm nay, IMF cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của thế giới năm nay sẽ đạt mốc -3.3%.

Trong báo cáo của mình, IMF đã mô tả tình cảnh kinh tế thế giới hiện nay như bước vào cuộc “Đại phong tỏa” trong bối cảnh khủng hoảng.

Kể từ năm 1980, khi IMF bắt đầu các hoạt đồng thường niên của mình về việc công bố dữ liệu tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, 2009 là năm duy nhất cho đến nay có tăng trưởng ở mức âm. Mức tăng trưởng âm có nghĩa nền kinh tế của năm đó không những không tăng mà còn thụt lùi so với năm trước.

IMF dự đoán xu hướng kinh tế sẽ tăng trưởng trở lại trong năm tới với mức 5.8%. Đây là kịch bản được đặt ra vô cùng tích cực khi đại dịch sẽ dần biến mất trong quý 2 và những chính sách quản lý chặt chẽ của chính phúc các nước dần được nới lỏng.

Mức tăng trưởng cơ bản tăng 2.4% điểm so với dự báo tháng 1 tuy nhiên nó cũng đã phản ảnh về hiệu ứng xảy ra sau mức tăng trưởng âm năm nay do dịch COVID-19.

Các nhà kinh tế khác của IMF lại đưa ra dự đoán rằng thiệt hại kinh tế toàn cầu do đại dịch COVID-19 sẽ đạt ngưỡng tới 9 ngàn tỷ USD trong năm tới. Con số này lớn hơn tổng sản lượng sản phẩm quốc nội GDP của cả Nhật Bản và Đức, 2 nước đứng thứ 3 và 4 trong nền kinh tế thế giới.

Các chuyên gia còn cho biết thêm, sự phục hồi kinh tế vào năm 2021 chỉ là sự phục hồi một phần dưới mức dự đoán trước khi dịch COVID-19 bùng nổ trên thế giới.

Thật vậy, IMF cho biết những dự báo này vẫn chỉ là trên lý thuyết vào chưa hoàn toàn chính xác. Nếu trường hợp tồi tệ hơn xảy ra khi virus COVID-19 tiếp tục lây lan kèo dài, hậu quả để lại cho kinh tế có thể lớn hơn rất nhiều.

Giả sử việc ngăn chặn virus COVID-19 vẫn còn được chính phủ các nước thực hiện kéo dài, tốc độ tăng trưởng của năm nay có thể giảm thêm tới 3% điểm. Nếu trường hợp xấu nhất virus COVID-19 tái xuất hiện trong năm tới, mức điểm này có thể giảm thêm tới 8%.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển năm nay là -6,1%, giảm 7,7 điểm phần trăm so với dự báo của tháng 1, nhỏ hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu.

Tình trạn thất nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều do dịch COVID-19

Nếu tính theo quốc gia, Hoa Kỳ dự kiến ​​sẽ tăng -5,9%, giảm 7,9 điểm phần trăm so với dự báo tháng 1. Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ đã tăng từ 3,7% năm ngoái lên 10,4%, đây là mức tăng lên tới 2 con số trong năm nay và dự kiến ​​sẽ duy trì ở mức cao 9,4% trong năm tới.

Châu Âu dự kiến ​​là -7,5%. Trong số đó, dự kiến ​​sẽ ghi nhận -7,0% ở Đức và -7,2% ở Pháp, và Ý và Tây Ban Nha, những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của COVID-19, dự kiến ​​sẽ tăng lần lượt -9,1% và -8,0%. Dự báo tăng trưởng của Anh là -6,5%. Cường quốc kinh tế Châu Á khác là Nhật thì thấp hơn với -5.5%.

Các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển cũng dự kiến ​​sẽ tăng -1,0%, giảm 5,4 điểm phần trăm so với dự báo tháng 1.

Ở châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ đã tránh được những tiêu cực với mức tăng trưởng lần lượt là 1,2% và 1,9%, nhưng dự kiến ​​sẽ giảm so với tốc độ tăng trưởng 6,1% và 4,2% vào năm ngoái. Dự báo tăng trưởng của Trung Quốc thấp hơn 4,8 điểm phần trăm so với tháng 1.

20 quốc gia lớn khác (G20), bao gồm Nga (-5,5%), Brazil (-5,3%), Mexico (-6,6%), Ả Rập Saudi (-2,3%) và Nam Phi (-5,8%), cũng có mức tăng trưởng âm. Dự báo tăng trưởng của Hàn Quốc là -1,2%.

Thương mại toàn cầu dự kiến ​​sẽ giảm 11,0% trong năm nay và giá dầu trung bình dự kiến ​​sẽ giảm 42% xuống còn 35,61 USD / thùng. Lạm phát dự kiến ​​sẽ tăng trung bình 0,5% ở các nước phát triển và 4,6% ở các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển.

IMF nhấn mạnh tầm quan trọng của một loạt các chính sách tài chínhvà tiền tệ của từng quốc gia, nói rằng “Nhiều quốc gia đang phải đối mặt với những khó khăn đa tầng như tình hình dịch bệnh, bất ổn kinh tế trong nước, suy giảm nhu cầu bên ngoài, đảo ngược dòng vốn và giảm giá hàng hóa”.

IMF cũng đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng việc hợp tác của cộng đồng quốc tế là vô cùng cần thiết khi: “Chừng nào dịch bệnh vẫn còn xảy ra, bao gồm cả việc dịch tái phát, sẽ không có bất kì sự an toàn nào được đảm bảo ở tất cả các quốc gia trên thế giới.”

XEM THÊM: TOP 5 bí quyết quản lý chi tiêu hợp lý giúp “giảm đau” cho túi tiền trong thời dịch bệnh

Tổng hợp từ YNA

author-avatar

About Hye U Hwang

Yonsei Univ 19.5. Hàn Quốc có 3800 gam màu khác nhau với mỗi người, quan trọng bạn chọn màu nào để sống...

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).