Như một quy tắc “bất di bất dịch” tại hầu hết các công sở Hàn Quốc, mối quan hệ giữa tiền bối – hậu bối luôn là nỗi ám ảnh của nhiều thế hệ.

Trong khi người lớn tuổi cho rằng, lớp trẻ năng động sẽ chỉ tập trung vào thăng tiến và lợi nhuận, thì người trẻ lại sợ cảm giác “ma cũ chèn ép ma mới”.

Vào ngày 8/4/2020, Phòng Thương mại & Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI) đã công bố kết quả điều tra về xung đột thế hệ tại các công ty Hàn Quốc. Khảo sát được tiến hành trên khoảng 13.000 nhân viên văn phòng từ 30 công ty vừa và lớn. Cuộc khảo sát cho thấy 63.9% số người được hỏi cảm thấy có khoảng cách thế hệ rõ rệt.

Được biết, 6/10 nhân viên Hàn Quốc phải đối mặt với khoảng cách thế hệ tại nơi làm việc của họ, khi cảm giác chênh lệch ngày càng mở rộng trong suy nghĩ của các thế hệ tiền bối.

How to Handle Conflict in the Workplace

Xét theo độ tuổi, có 69.4% những người ở tuổi 40 và 67.3% những người ở tuổi 50 nói rằng, họ cảm thấy một khoảng cách thế hệ với các đồng nghiệp. Khoảng 52.9% ở độ tuổi 20 và 62.7% những người ở độ tuổi 30 cũng cảm thấy như vậy. Trong đó, các thế hệ đi trước cảm thấy sự khác biệt lớn hơn.

Về việc khoảng cách thế hệ có ảnh hưởng tiêu cực đến công việc hay không, 41.3% những người ở độ tuổi 20 và 52.3% những người ở độ tuổi 30 nói rằng “CÓ”. So với mức 38.3% và 30.7% lần lượt ở những người trong độ tuổi 40 và 50.

KCCI cho biết, “Những khó khăn do khoảng cách thế hệ tập trung ở các cấp bậc thấp hơn, do phong cách làm việc và thực hành giao tiếp theo chiều dọc”.

“Mặc dù, thế hệ tiền bối có thể coi đó là một khoảng cách đơn giản, nhưng giới trẻ có thể xem nó như một cuộc xung đột thế hệ”.

Bên cạnh đó, về vấn đề “làm thêm giờ là không thể tránh khỏi để thể hiện hiệu suất làm việc”, lần lượt 35.5% và 42.8% những người ở độ tuổi 40 và 50, phản ứng tích cực về điều này. Tuy nhiên, với những người ở độ tuổi 20 và 30, chỉ số này lần lượt là 26.9% và 27.2%.

Điều này là do thế hệ lớn tuổi nghĩ rằng công việc là nghĩa vụ, trong khi những người trẻ tuổi coi trọng quyền lợi và giờ làm việc trong hợp đồng lao động hơn, theo KCCI cho biết.

Mô tả công việc của nhân viên văn phòng sẽ phải làm những gì?

Theo khảo sát cho thấy, những người ở độ tuổi từ 20 đến 50, đều đồng ý về sự cần thiết của các hoạt động “team building”. Tuy nhiên, tất cả mọi người hầu như không mấy hài lòng khi có những bữa ăn tối cùng nhau.

Thế hệ tiền bối nói rằng, “Bữa tối của công ty giống như một cuộc gặp gỡ giữa gia đình của cô dâu và chú rể. Vậy nên, nó không vui, nhưng nó cần thiết cho việc giao tiếp”.

Trong khi đó, những người trẻ tuổi được hỏi cho biết, bữa tối được ví như “sự tiếp nối của quy trình làm việc” và việc giao tiếp trong giờ làm việc đã là đủ.

“Nếu mục tiêu của tổ chức là để trở nên chuyên nghiệp hơn, nhà lãnh đạo sẽ cố gắng có các kỹ năng giống như một huấn luyện viên. Đồng thời, cấp dưới sẽ được công nhận cho những đóng góp của họ như một cầu thủ chuyên nghiệp trong một đội bóng vậy”, ông Park Joon, người quản lý của Nhóm văn hóa doanh nghiệp của KCCI nói.

Vậy nên, để khắc phục xung đột thế hệ, các tổ chức nên cải thiện từ môi trường “như một gia đình” thành một “đội ngũ chuyên nghiệp”. Hình dung về các môn thể thao đồng đội, điều này đồng nghĩa rằng, khi một cầu thủ đảm nhận vai trò tấn công thay vì bảo vệ, thì đồng đội sẽ tạo điều kiện cho người này đạt được điều họ muốn.

XEM THÊM: #Meetoo thay đổi hoàn toàn văn hóa 회식 trong các công sở Hàn Quốc, hàng loạt quán karaoke đóng cửa

Tổng hợp từ Korea Herald

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).