Đối với những ai đam mê thiên văn hoặc vẫn trông chờ một một sự kiện thiên nhiên hoành tráng hẳn sẽ không thể bỏ qua “siêu trăng” lần thứ 2 trong năm nay. Đây là một hiện tượng khá hiếm mà hầu hết mọi người đều mong được chiêm ngưỡng mỗi năm.

Dự báo về mặt trăng “siêu to khổng lồ” trong năm 2020

Theo Hiệp hội Thiên văn học Quốc tế (IAU), cho đến nay vẫn chưa có kết luận về tên gọi chính xác của hiện tượng này. Một bộ tộc bản địa ở Châu Mỹ gọi “siêu trăng”“Trăng tuyết tròn” (Full Snow Moon), do đây là thời điểm tuyết rơi nhiều nhất trong năm.

Bên cạnh đó, nó còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như Trăng Giun tròn (Full Worm Moon), Trăng Quạ tròn (Full Crow Moon), Trăng Mùa Chay tròn (Lenten Moon), Trăng Nhựa Cây tròn (Full Sap Moon) hay Trăng Băng Mỏng tròn (Full Crust Moon)…

Ảnh từ Fiona M. Donnelly.

Thông tin từ website TimeandDate.com cho biết, không có một quy luật chính thức nào cho rằng kích thước của Mặt Trăng là cực đại hay cực tiểu khi dựa vào khoảng cách gần, xa của chúng.

“Mặt Trăng tròn đầy nhất sẽ xuất hiện khi khoảng cách từ tâm của nó đến Trái Đất nhỏ hơn 360.000km”. Theo nhận định này, “siêu trăng” sẽ chỉ xuất hiện vào tháng 3 và tháng 4 trong năm nay.

Ảnh từ NASA.

Kích thước của “siêu trăng” sẽ to hơn một “tiểu Mặt Trăng” từ 12.5% – 14.1% và lớn hơn trăng tròn bình thường từ 5.9% – 6.9%.

Hiện tượng độc đáo này xuất hiện vào ngày 09/2 vừa qua khi Mặt Trăng cách Trái Đất 362.479km. Trong khi đó, “siêu trăng” sắp sửa xuất hiện vào tháng 3 có khoảng cách 357.404km, tức sẽ gần Trái Đất hơn.

“Siêu trăng” sẽ xuất hiện trên bầu trời vào ngày 09/3

Thông tin từ kênh YouTube Amaze Lab thì hiện tượng hiếm hoi này sẽ xuất hiện vào đêm ngày 09/3 rạng sáng ngày 10/3 sắp tới.

Trong khi Mặt Trăng tròn xuất hiện mỗi tháng một lần, thì “siêu trăng” chỉ xảy ra nhiều nhất vài lần mỗi năm. Mặt Trăng sẽ to lớn hơn 17% và sáng hơn 30% bình thường.

Hiện tượng “siêu trăng” hiện đang thu hút sự quan tâm từ CĐM. Cư dân mạng bắt đầu kế hoạch “rủ rê” người thân, bạn bè lập nhóm đón chờ “siêu trăng”. “Hậu 8/3” sẽ tiếp tục có một sự kiện thú vị dành tặng cho tất cả mọi người, đặc biệt là hội những người đam mê Thiên văn học.

Phản ứng của CĐM về hiện tượng hiếm gặp này. (Ảnh chụp màn hình)

– “Mới tháng 2 trăng to muốn xỉu, hóng tháng 3 này xem tiếp”
– “Tự ngắm thật nó mới cảm nhận được hết sự SƯỚNG!”
– “9/3 sắp tới rồi, nhớ xem nha”
– “Sinh nhật ngay siêu trăng… chắc hên lắm đây!”
– “10/3 có siêu trăng kìa. Thích tất cả vì mình yêu thiên văn”

Người quan sát nên chọn những địa điểm thoáng đãng, ít có ánh sáng đèn và cập nhật tình hình thời tiết trước khi xem.

TTHQ gợi ý cho các tín đồ “phượt” là cắm trại trên núi cũng có thể đón “siêu trăng” rất thú vị. Theo các nhà khoa học thì “siêu trăng” hoàn toàn có thể nhìn bằng mắt thường, không cần các công cụ hỗ trợ.

Có thể chiêm ngưỡng “siêu trăng” 4 lần trong năm nay

Dựa vào danh sách của Nhà Thiên văn học nổi tiếng Richard Nolle, “siêu trăng” sẽ xuất hiện 4 lần trong năm 2020.

– Ngày 9 tháng 2: 362.479km so với Trái Đất
– Ngày 9 tháng 3: 357.404km so với Trái Đất
– Ngày 8 tháng 4: 357.035km so với Trái Đất
– Ngày 7 tháng 5: 361.184km so với Trái Đất

Ảnh từ Peter Lowenstein

Sau “siêu trăng” lần thứ 2 sắp xuất hiện, được các bộ tộc Châu Mỹ gọi là Trăng Giun do trùng thời điểm hoạt động trở lại của loài giun đất. “Siêu trăng” lần thứ 3 diễn ra vào tháng 4 và lần cuối cùng của năm 2020 vào tháng 5, được gọi là Trăng Hoa vì thời điểm hoa nở nhiều nhất năm.

XEM THÊM: Những điều chưa biết về phong tục đón Rằm tháng Giêng ở Hàn Quốc

Tổng hợp từ EarthskyTime and Date

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).