Ngày 29/4/2020, Tòa án Tối cao Jeju tuyên bố: nếu do môi trường làm việc của lao động nữ khiến cho thai nhi bị mắc bệnh bẩm sinh thì đây được coi là một tai nạn lao động. Điều đó đồng nghĩa với việc lao động nữ đang mang thai đó sẽ được chi trả bảo hiểm tai nạn lao động.

Đây là phán quyết đầu tiên của Tòa án Tối cao về việc bệnh bẩm sinh của trẻ mắc phải do môi trường làm việc của người mẹ trong thời gian mang bầu có được bao gồm trong tai nạn lao động hay không.

Vụ việc này trước đây đã gây nên nhiều tranh cãi trái chiều liên quan đến vụ việc của y tá làm việc tại Trung tâm Y tế Jeju (제주의료원).

Bốn y tá tại cơ sở y tế này đã mang thai vào năm 2009, sau đó sinh con vào đầu năm 2010. Điều đáng nói là tất cả bốn đứa trẻ sinh ra đều mắc bệnh tim bẩm sinh.

Sau đó, họ đã yêu cầu trợ cấp điều trị với lý do bị phơi nhiễm do tiếp xúc với các yếu tố gây hại trong giai đoạn đầu của thai kỳ, khiến cho thai nhi bị ảnh hưởng. Yêu cầu này đã không được chấp nhận.

Vào thời điểm đó, Trung tâm y tế Jeju (제주의료원) không chỉ có cường độ làm việc cao mà còn có tỷ lệ chuyển việc cao do những bất cập trong quá trình làm việc.

Đặc biệt, trong trường hợp những bệnh nhân lớn tuổi không thể uống được nguyên viên thuốc, các y tá đã phải nghiền nát thuốc đó để bệnh nhân có thể uống được. Trong khi đó là những loại thuốc bị cấm đối với phụ nữ mang thai và đang nuôi con nhỏ.

Một vấn đề được đặt ra đòi hỏi phải có lời giải đáp:

– Môi trường làm việc như vậy có liên quan đến bệnh bẩm sinh của thai nhi hay không ?
– Có bao gồm thai nhi trong phạm vi áp dụng Luật Bảo hiểm bồi thường tai nạn nghề nghiệp hay không?

Liên đoàn Phúc lợi Lao động (근로복지공단) khẳng định rằng đối tượng áp dụng Luật Bảo hiểm tai nạn chỉ giới hạn cho bản thân người lao động và thai nhi không phải là đối tượng chi trả trợ cấp. Không thể phủ nhận rằng thai nhi bị bệnh khi ở trong cơ thể mẹ. Đó có thể là do tiền sử bệnh tật có sẵn chứ không phải do môi trường làm việc.

Tòa án phán quyết rằng “Về nguyên tắc, người mẹ và bào thai là một thực thể thống nhất. Bất kỳ ảnh hưởng nào đến thai nhi thì người mẹ có quyền và nghĩa vụ pháp lý. Nếu một nữ lao động bị tổn hại sức khỏe do công việc trong khi mang thai, điều này được coi là một tai nạn lao động”.

Tuy nhiên, tuyên bố của phiên tòa phúc thẩm đã khác. Khi lao động nữ sinh con bị bệnh do môi trường công việc, người mẹ không có quyền nhận trợ cấp điều trị.

Tòa án tối cao lật ngược tình thế.

Tòa án tối cao cho rằng “sự tổn hại sức khỏe của thai nhi” phát sinh vì lý do công việc đối với lao động nữ mang thai được bao gồm trong “rủi ro công việc” của người lao động được quy định tại Điều 5 Luật bảo hiểm tai nạn lao động.

Theo phân tích của Luật bảo hiểm tai nạn lao động, thai nhi được coi là “một thể đơn nhất. Người lao động nữ và thai nhi cần được bảo vệ đầy đủ khỏi các yếu tố có hại trong công việc có thể xảy ra trong quá trình mang thai và sinh sản”.

Theo đó, Tòa án Tối cao tuyên bố lao động nữ không mất quyền nhận các quyền lợi chăm sóc y tế đối với các bệnh bẩm sinh.

XEM THÊM: Sản phụ Việt Nam kiện bệnh viện ở Seoul vì nạo thai nhầm, cảnh sát Hàn Quốc vào cuộc

Tổng hợp từ YNA

author-avatar

About Hebe Nguyen

Thích được tự mình tìm hiểu những điều nhỏ bé nhất liên quan đến đất nước Hàn Quốc. Mỗi điều khám phá đều mang nét đáng yêu riêng.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).