Dù số ca tử vong do nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới đã vượt khỏi mốc 15.000, tỉ lệ tử vong (trên tổng số ca nhiễm) giữa các quốc gia lại có sự chênh lệch đáng kể.

Tại châu Âu, tỉ lệ tử vong của Ý hiện tại là 9.5%, trong khi của Đức chỉ là 0.4%. Nhiều người cho rằng hệ thống chăm sóc sức khỏe tuyệt vời của Đức chính là nguyên nhân tạo ra khác biệt này.

Bà Angela Merkel – Thủ tướng Đức đang tự cách ly tại nhà sau khi gặp một bác sĩ có kết quả dương tính với COVID-19.

Theo các Cơ quan Y tế Đức và Tạp chí Phố Wall (WSJ), số ca nhiễm SARS-CoV-2 được xác nhận tại Đức vào ngày 23/3 là 24.873, đứng thứ 5 thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Ý, Mỹ và Tây Ban Nha. Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong của Đức lại thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia phát triển khác như Pháp (4.2%), Mĩ (1.3%) hay Ý…

Vậy nguyên nhân dẫn đến điều này là gì?

Trước hết, các chuyên gia lưu ý rằng độ tuổi trung bình của người nhiễm COVID-19 ở Đức là khá trẻ. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Robert Koch Institute (RKI) của Đức, tuổi trung bình các ca nhiễm ở Đức là 47, trong đó đến 80% có độ tuổi dưới 60.

Viện nghiên cứu Robert Kock (RKI) của Đức.

Trong khi đó, độ tuổi trung bình của người dương tính với COVID-19 ở Ý là 63. Phần lớn các ca được xác nhận ở Đức là những người đã tham gia lễ hội và trại nghỉ đông ở Ý hoặc Áo vào tháng Hai.

Hiệp hội Dịch tễ học Đức suy luận: “Các ca nhiễm là người trẻ tuổi có khả năng miễn dịch mạnh mẽ và không dẫn đến tử vong ngay cả khi đã mắc COVID-19”.

Chính sách xét nghiệm triệt để cũng là một nhân tố quan trọng. Ở Đức, bất cứ ai từng tới các khu vực tiềm chứa nguy cơ cao như Trung Quốc và Ý đều phải thực hiện xét nghiệm ngay cả khi không có triệu chứng rõ ràng.

Một quầy bar ở Cantania, Ý đã đóng cửa vì dịch COVID-19.

Ở Đức, có khi có tới 15.000 lượt xét nghiệm được tiến hành mỗi ngày. Các nước châu Âu khác thông thường mỗi ngày chỉ thực hiện xét nghiệm khoảng 5.000 ca. Điều đó cho thấy, tích cực xét nghiệm giúp ích cho việc điều trị sớm và từ đó làm giảm khả năng tử vong.

Ngoài ra, hệ thống y tế của Đức rất phát triển. Tại Đức, cũng như Pháp, Ý và Anh, người dân phải đóng thuế và bảo hiểm y tế rất cao nhưng ngược lại cũng được cung cấp nhiều ưu đãi về dịch vụ y tế.

Nguồn lực dùng để đầu tư cho y tế luôn được duy trì ổn định nên tạo ra sự khác biệt lớn trong cơ sở hạ tầng.

Theo thống kê năm 2018 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), ngân sách y tế bình quân đầu người ở Đức là 5.986 USD (khoảng 7.59 triệu KRW), cao hơn Pháp (4.965 USD), Anh (4.069 USD) và cả Ý (3.428 USD).

Theo Thời báo Tài chính (FT), Đức có 28.000 giường bệnh và 25.000 máy thở trên toàn quốc để hỗ trợ cho các ca nguy kịch.

Tình hình khá trái ngược ở Ý khi quốc gia này chỉ có 3.000 máy thở. Cứ 1000 người dân Đức thì có 8 giường bệnh được cung cấp và đây là tỉ lệ cao nhất châu Âu.

Trong một khía cạnh khác, không giống như Ý hay Hàn Quốc và các quốc gia khác, việc Đức không tiến hành xét nghiệm COVID-19 với bệnh nhân tử vong, đồng thời chỉ thống kê số người chết trong số các ca dương tính có khả năng đã làm giảm tỉ lệ tử vong trong số liệu thông báo của nước này.

Tổng hợp từ Donga

author-avatar

About Eileen

Bằng một cách nào đấy, duyên phận là có thật. Tôi với Hàn Quốc, đơn giản chính là như vậy.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).