Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố vào tháng 2/2020, trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) là một phần quan trọng trong công tác phòng chống đại dịch COVID-19.

Một trong những ứng dụng tiên tiến của trí tuệ nhân tạo (AI) đang được thế giới phát triển, chính là các Robot thông minh.

Đặc biệt, tại các khu vực cách ly, những Robot chạy công nghệ AI thực sự là “trợ thủ đắc lực” giúp giảm tải đáng kể khối lượng công việc cho con người.

Thế giới đang ứng dụng Robot thông minh ra sao?

Ngày 19/2/2020, công ty UVD Robots của Đan Mạch cho biết đã ký một thỏa thuận với Sunay Health Supply để phân phối Robot của mình tại Trung Quốc. Robot UVD sẽ di chuyển khắp các cơ sở chăm sóc sức khỏe, khu vực cách ly riêng biệt để khử trùng các phòng bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn bằng tia UV.

https://venturebeat.com/wp-content/uploads/2020/03/UVD-Robot-in-action.jpg?w=800&resize=800%2C600&strip=all

Robot khử trùng bằng tia UV hiện đại.

Công ty khởi nghiệp Promobot tung ra thị trường “Robot sàng lọc triệu chứng” tại Quảng trường Thời đại (Mỹ). Robot sẽ hỏi về tình trạng sức khỏe của người dân như “Bạn có bị ho không?”, đồng thời yêu cầu mọi người chạm vào màn hình để đăng ký phản hồi.

Promobot được thiết kế với màn hình cảm ứng, đi kèm với một máy in nhiệt, cảm biến 3D, hệ thống phân tích video, cổng USB…

Được biết, Robot đã thực hiện 300 xét nghiệm và không có trường hợp nào mắc các triệu chứng liên quan tới COVID-19. Tuy nhiên, mô hình Robot này không thực sự phù hợp với điều kiện cách ly. Bởi nhiều người cùng lúc chạm tay vào màn hình cảm ứng, nếu không được sát trùng sẽ rất dễ lây lan mầm bệnh.

6xfKvHp52AA

Promobot có khuôn mặt tươi cười, thân thiện và đã tiến hành 300 xét nghiệm ngay giữa đường phố.

Trong khi đó, một bệnh viện và cơ sở y tế công cộng ở Singapore đang thực hiện kiểm tra nhiệt độ theo thời gian thực, với thiết bị KroniKare. Ứng dụng này được thiết kế như điện thoại thông minh và cảm biến nhiệt.

Tương tự, một hệ thống AI được phát triển bởi công ty công nghệ Baidu, Trung Quốc, sử dụng cảm biến hồng ngoại để dự đoán nhiệt độ của người dân. Hiện thiết bị này đang được sử dụng tại ga đường sắt Quinghe, Bắc Kinh.

https://venturebeat.com/wp-content/uploads/2020/03/GettyImages-1195290489.jpg?w=800&resize=800%2C533&strip=all

Thiết bị cảm biến hồng ngoại đo thân nhiệt được đặt tại các sân bay, nhà ga.

Công ty khởi nghiệp Pudu Technology có trụ sở tại Thâm Quyến (Trung Quốc) đã sử dụng Robot để thực hiện giao thuốc tận nhà và các bữa ăn, nhằm mục đích giảm lây nhiễm chéo. Ngoài ra, nước này cũng sử dụng công nghệ AI vào mô hình “máy bay không người lái” để vận chuyển lương thực, thuốc men tiếp tế.

Theo báo cáo của Hệ thống định vị toàn cầu (GPS), sử dụng máy bay không người lái giúp tăng tốc độ vận chuyển lên 50% so với vận chuyển đường bộ. Hơn nữa, nó không gây ra những rủi ro lây nhiễm cho nhân viên vận chuyển.

How Robots And Drones Are Helping To Fight Coronavirus

Thiết bị “máy bay không người lái” được phát triển để tăng tốc độ vận chuyển và hạn chế tối đa rủi ro lây nhiễm cho người giao hàng.

Ở Thái Lan, các bệnh viện cũng đang triển khai “Robot ninja” để đo nhiệt độ và bảo vệ sức khỏe của các nhân viên y tế ở tuyến đầu trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Bằng cách cho phép các y bác sĩ nói chuyện với bệnh nhân qua liên kết video, các Robot giúp giảm nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế. Bên cạnh đó, các Robot cũng được thiết kế để mang thức ăn và thuốc cho bệnh nhân tại khu vực riêng biệt, và khử trùng trong các bệnh viện.

Prof Viboon Sangveraphunsiri demonstrates the

Robot kiểm tra thân nhiệt tại một bệnh viện Thái Lan.

Việt Nam chế tạo Robot phục vụ trong cách ly bệnh nhân

Chiều ngày 22/3/2020, Robot vận chuyển thức ăn phục vụ trong các khu cách ly do khoa cơ khí Trường đại học Bách khoa, Đà Nẵng, đã tiến hành thử nghiệm thành công.

Theo đó, các Robot này có nhiệm vụ mang thức ăn, thuốc và các vật dụng cần thiết vào tận các phòng cách ly. Robot có hệ thống loa thông báo giúp các bác sĩ và người cách ly có thể trao đổi mà không cần tiếp xúc trực tiếp.

Được biết, chi phí cho việc gia công gấp rút và linh kiện khoảng 50 triệu VND, nếu làm số lượng trên 10 con Robot sẽ giảm giá thành đáng kể.

Trước đó, vào ngày 20/3, Sở Y tế TP. HCM cho biết đang chuẩn bị thử nghiệm “Robot khử khuẩn phòng cách ly”.

Việc thử nghiệm thành công Robot này sẽ có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong việc phòng chống nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho đội ngũ y tế, đặc biệt là đối với nhân viên làm công tác vệ sinh, khử khuẩn tại phòng cách ly áp lực âm dành cho người bệnh dương tính cũng như phòng riêng biệt dành cho người nghi ngờ nhiễm COVID-19.

TP.HCM sắp thử nghiệm robot khử khuẩn phòng cách ly - Ảnh 2.

Robot tự thổi khô nền nhà khi phát hiện độ ẩm cao do Bệnh viện Quân dân y miền Đông chế tạo trước đó.

Tổng hợp từ nhiều nguồn

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).