Từ Nhanh nhanh, Nhanh lên! trong tiếng Hàn được viết là 빨리 (Bbali) nhằm thúc giục ai đó. Và đây cũng là một nét văn hóa của người Hàn Quốc. Nét văn hóa này cũng được rất nhiều người nước ngoài biết đến, dù không biết tiếng Hàn nhưng họ vẫn biết cụm từ 빨리 빨리 bên cạnh lời chào 안녕하세요? quen thuộc.

Văn hóa nhanh nhanh là nét văn hóa thể hiện tính cách nhanh nhẹn, khẩn trương, gấp gáp của người Hàn Quốc trong công việc và trong cuộc sống hàng ngày.

Dễ dàng nhận thấy văn hóa nhanh nhanh trong cuộc sống của người Hàn Quốc, ví dụ như các dịch vụ ngân hàng tốc độ nhanh, dịch vụ giao hàng siêu tốc, các loại tàu tốc hành, phong cách khẩn trương của người Hàn Quốc khi di chuyển trên các con phố…

Hãy cùng xem, văn hóa nhanh nhanh đã ảnh hưởng tới người Hàn Quốc theo cả 2 mặt tích cực và tiêu cực như thế nào.

1. Đi chậm bị bấm còi

Bạn có thể thấy: Khi đi trên đường phố Hàn Quốc, xe cộ đi lại nối đuôi nhau như thác nước. Chẳng may có chiếc xe nào ở phía trước chạy chậm lại một chút ngay lập tức thì xe sau sẽ bóp còi để nhắc bạn phải đi nhanh lên.

Nhưng các bạn cũng đừng hiểu lầm là ai cũng bấm còi như thế. Sự thực là người Hàn Quốc rất ít khi bấm còi khi tham gia giao thông, trừ những trường hợp khẩn cấp.

Người Hàn nóng vội đến mức nào?

2. Ấn nút thang máy liên tục

Đi thang máy, chúng ta không thể tác động tới sự nhanh chậm của tốc độ đi lên đi xuống hay đóng mở cánh cửa. Thế nhưng nhiều người Hàn vẫn cứ sốt ruột và ấn nút liên tục, với hy vọng sẽ làm cho thang máy hoạt động nhanh hơn.

Rõ ràng điều này không phải do họ không biết mà bởi sự nóng vội đã ngấm vào máu thịt của họ.

Người Hàn nóng vội đến mức nào?

3. Nhấn nút home điện thoại như bị bệnh Parkinson

Hàn Quốc là nước có tốc độ Internet nhanh nhất thế giới nên dễ hiểu vì sao người Hàn Quốc không thể chịu được việc mạng bị chậm. Mỗi khi mở trang web nào đó lên mà thấy vẫn trong tình trạng đang loading (tải) là có người sẽ lại nhấn nút Home điện thoại lia lịa, có khi còn tắt luôn trang web nếu nó không tải xong trong… 3 giây.

4. Luôn đứng dậy chuẩn bị trước khi xuống xe bus

Khi đi xe bus, các bạn sẽ thấy các bác tài xế phóng xe như biểu diễn xiếc. Nếu không bám chắc hay đeo dây an toàn thì khả năng bị ngã chỏng quèo dưới sàn là rất cao.

Nhưng khách trên xe còn vội vã hơn cả bài tài xe. Bằng chứng là mặc dù còn cách đôi bến nữa mới phải xuống xe nhưng họ đã đứng dậy và di chuyển về phía cửa sau rồi (lối xuống).

Chính vì vậy mà trên xe bus Hàn Quốc luôn có biển: 안전을 위하여 정차한 후 자리에서 일어나시기 바랍니다 (Vui lòng chỉ đứng dậy sau khi xe dừng hẳn để đảm bảo an toàn).

Mặc dù vẫn biết nhiều người đứng dậy trước là không muốn mình trở nên lề mề, làm mất thời gian của những người khác trên xe. Nhưng rõ ràng đây là một thói quen không an toàn, các bạn đừng học theo nhé!

Người Hàn nóng vội đến mức nào?

5. Gọi điện một phút một cuộc

Khi bạn gọi ai đó một hai lần nếu không thấy nhấc điện thoại thì có thể nghĩ: À, chắc bên kia có việc gì bận, để khi khác gọi lại vậy. Nhưng có những người Hàn Quốc không hiểu do thiếu đức tính kiên trì hay có việc gấp gáp mà họ có thể gọi lại liên tục với cường độ một phút một cuộc.

Người Hàn nóng vội đến mức nào?

6. Để tôi kí thẻ hộ anh

Cũng vì nghĩ nhanh lẹ thì tốt cho cả anh cả tôi nên nếu thanh toán thẻ ở Hàn Quốc các bạn sẽ thấy nhiều trường hợp nhân viên thanh toán kí xoẹt luôn hộ bạn.

Với người Mỹ hay người ở các nước châu Âu thì đây là một việc…hoàn toàn kì lạ. Ý thức bảo mật của hộ rất cao nên ở các nước này không bao giờ chấp nhận được việc để người khác kí hộ thẻ cho mình khi thanh toán.

Người Hàn nóng vội đến mức nào?

7. Vừa đi vừa đánh răng, đến nhà vệ sinh là kịp tráng miệng luôn

Người Hàn Quốc có thói quen vừa đi vừa đánh răng. Họ có khả năng kì diệu là vừa đánh răng, vừa thản nhiên, hạnh phúc, ung dung đi dạo khắp hành lang công ty và trường học.

Các bạn biết vì sao không? Để khi vừa đến nhà vệ sinh thì chỉ cần súc miệng là xong! Thật là quá tiện, quá khoa học còn gì!

Người Hàn nóng vội đến mức nào?

8. Chạy hẳn ra ngoài đường bắt xe

Theo luật thì ở Hàn Quốc có điểm bắt taxi riêng. Nhưng có nhiều người (đặc biệt là người già) thì rất nóng vội. Họ có thể chạy thẳng ra ngoài đường để vẫy ve. Khi gọi được xe rồi thì vừa mở cửa xe vừa nói to “실림동” – tức là địa chỉ mình muốn đến.

Người Hàn nóng vội đến mức nào?

9. Giữ cốc cà phê ở máy bán tự động

Rõ ràng với máy bán hàng tự động thì cà phê sẽ được rót với một lượng và thời gian được lập trình từ trước. Nhưng có nhiều người Hàn Quốc không thể chịu được 1 – 2 phút chờ đợi này, họ sẽ đặt tay giữ cốc từ đầu đến cuối để nước vừa ngắt là rút được cốc ra ngay. Quá bá đạo!

Người Hàn nóng vội đến mức nào?

10. Dám trễ chuyến bay ư? Ăn chửi sấp mặt luôn nhé!

Trừ trường hợp gió bão bất thường, các chuyến bay nội địa cũng như quốc tế ở Hàn Quốc rất ít khi dám… trễ giờ vì những thượng đế sẽ sẵn sàng hợp sức vào mà chửi cho bao giờ máy bay cất cánh mới thôi.

Hoặc không thì ngay hôm sau hãng hàng không đó sẽ được chễm trệ trên báo, rồi phong trào tẩy chay phát động… Thế là hết đường làm ăn, buôn bán!

11. Bước chân thoăn thoắt

Một con số ấn tượng khác về tốc độ và sự nóng vội của người Hàn chính ở số bước đi của họ.

Theo một nghiên cứu, trong 1 phút người Hàn Quốc có số bước chân nhiều hơn người châu Âu ít nhất là 15 bước. Thật là một tốc độ di chuyển chóng mặt!

Người Hàn nóng vội đến mức nào?

12. Hò hét nhau nhanh lên, nhanh lên

Bạn cũng thường thấy các cảnh hò hét, thúc giục trong các nhà máy, văn phòng trên phim ảnh cũng như ngoài đời sống. Có thể việc hò hét này không khiến tăng tốc được bao nhiêu, nhưng tâm lý nhiều người Hàn Quốc cho rằng nếu nói như vậy thì họ sẽ an tâm hay sao ấy.

13. Đặt hàng online trước 12h đêm, nhận hàng 6h sáng hôm sau

Việc mua hàng online rồi mòn mỏi đợi 2-3 ngày mới nhận được khiến nhiều người Hàn Quốc mệt mỏi. Họ thà trả thêm chút tiền dịch vụ để nhận được đồ tươi thóc thật ngay vào sáng ngày hôm sau. Chính vì vậy mà dịch vụ mua hàng Coupang mới ngày càng làm ăn phát đạt ở Hàn Quốc.

Người Hàn nóng vội đến mức nào?

14. Ăn trưa chỉ cần 5 phút

Theo một khảo sát các chỉ tiêu về sức khỏe ở Hàn Quốc, số người có thời gian trung bình khi ăn một bữa ăn dưới 5 phút là 8%, 5 phút đến 10 phút là 44.4%, 10 phút đến 15 phút là 36.2%. Tóm lại, gần 90% đối tượng khảo sát có thời gian ăn ít hơn 15 phút. Thời gian này là rất ngắn so với các nước phát triển.

Người Hàn nóng vội đến mức nào?

Nóng vội do đâu?

Nhưng từ xa xưa, người Hàn Quốc không hề có tác phong khẩn trương như vậy. Ở thời Joseon, người Hàn có tính cách sống khá thong thả, chậm rãi.

Sau chiến tranh Triều Tiên, Hàn Quốc bị tàn phá nặng nề. Sang những năm 1960, Hàn Quốc phát triển nhanh chóng ngành công nghiệp nhẹ. Những năm 1970 – 1980, Hàn Quốc bước sang ngành công nghiệp nặng và hóa học.

Cơ cấu giáo dục cũng thay đổi từ tập trung tiểu học sang tập trung trung cấp và đại học, và trong một thời gian ngắn, Hàn Quốc từ quốc gia kém phát triển thành quốc gia phát triển.

Cũng trong giai đoạn này, cụm từ Cùng làm nhanh lên bắt đầu xuất hiện. Nhờ vào văn hóa Nhanh lên, Hàn Quốc đã phát triển “nhảy vọt” so với các quốc gia khác, song song đó là tốc độ Internet tại quốc gia này đứng đầu thế giới.

Năm 1960, tổng thu nhập quốc dân GNI đầu người là hơn $79, sang năm 2011 là hơn $22,000, tức là chỉ sau 50 năm, thu nhập bình quân đầu người tại Hàn Quốc đã tăng gấp 280 lần.

Người Hàn nóng vội đến mức nào?

Năm 2013, tốc độ trung bình của Internet tại Hàn Quốc là 14.2Mbps, bỏ xa vị trí thứ 2 là Nhật Bản và đạt vị trí số 1 trên thế giới.

Người Hàn nóng vội đến mức nào?

Lối sống của người dân phù hợp với xu hướng này và tiếp tục duy trì cho đến ngày nay. Nền văn hóa có nhịp độ nhanh này đã được duy trì trong một thời gian dài, ăn sâu vào trong tiềm thức của người Hàn và tác động đến cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân.

Có ý kiến khác cho rằng, tính nóng vội của người Hàn Quốc có liên quan đến lịch sử không ổn định của quốc gia này. Chiến tranh liên miên, luôn xảy ra những cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các phe phái đã tạo nên tính cách nóng vội, làm gì cũng muốn nhanh của người Hàn. Bởi họ sợ rằng, nếu không nhanh, tình thế thay đổi thì mọi kế hoạch, ước mơ sẽ đổ xuống sông xuống biển.

Ưu điểm

Giúp gia tăng tốc độ tiến hành công việc, từ đó có thể giảm thiểu các khoản chi phí có liên quan, tăng hiệu quả của công việc. Văn hóa nhanh nhanh thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Đối với người Việt Nam có tính cách từ tốn, văn hóa nhanh nhanh cũng giúp cải thiện một số khuyết điểm của tính cách này.

Nói đến văn hóa nhanh lên của Hàn Quốc, người ta có thể kể tới dịch vụ tại sân bay Incheon làm ví dụ điển hình. Sân bay Incheon luôn được bình chọn là sân bay có dịch vụ tốt nhất thế giới. Vậy nhờ đâu, dịch vụ tại sân bay Incheon được đánh giá cao như vậy?

Người Hàn nóng vội đến mức nào?

Bên cạnh yếu tố cơ sở vật chất tốt và nhân viên thân thiện thì tốc độ chính là yếu tố tạo nên sức mạnh cạnh tranh nơi đây. Nếu theo tiêu chuẩn quốc tế, thời gian thực hiện thủ tục xuất cảnh tại sân bay là 60 phút, thì tại sân bay Incheon chỉ mất 16 phút để làm việc này.

Trong khi mất tới 45 phút làm thủ tục nhập cảnh theo tiêu chuẩn quốc tế thì dịch vụ này tại sân bay Incheon chỉ khoảng 12 phút mà thôi. Rõ ràng dịch vụ tại đây vô cùng nhanh chóng, gấp 4 lần so với tiêu chuẩn quốc tế.

Vì luôn muốn giải quyết công việc nhanh chóng, người Hàn Quốc đã không ngừng suy nghĩ, tìm tòi để phát triển các tiện ích xung quanh. Đây cũng là lý giải vì sao tốc độ Internet ở Hàn Quốc nhanh nhất thế giới.

Nhược điểm

Văn hóa nhanh nhanh tạo áp lực lên cá nhân trong công việc, khiến họ bị stress và mệt mỏi, ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Do lúc nào cũng cảm giác bản thân đang bị thứ gì đó đuổi ở sau lưng, nhiều người Hàn Quốc không cảm nhận được niềm hạnh phúc, niềm vui trong cuộc sống.

Bởi vậy, Hàn Quốc cũng là một trong những nước có chỉ số hạnh phúc thấp trên thế giới.

XEM THÊM: Văn hóa Salon: Người Hàn đã thôi không “làm đến chết”, nghĩ nhiều hơn về nhu cầu của bản thân

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).