Hàn Quốc chứng kiến ​​sự phân cực thu nhập tiếp tục gia tăng trong vài năm qua. Khoảng cách giàu nghèo vẫn luôn là chủ đề nóng ở đất nước phát triển này.

Tổng thống Moon lên nắm quyền vào năm 2017 dựa trên lời hứa về một nền tảng một xã hội và kinh tế công bằng. Tuy nhiên, trong nửa nhiệm kỳ 5 năm của mình, ông cho thấy rất ít tiến bộ trong việc giảm thiểu bất bình đẳng, đặc biệt là đối với giới trẻ của đất nước. Khoảng cách thu nhập thậm chí còn nới rộng hơn dưới thời của ông.

Theo số liệu thống kê, khoảng cách thu nhập đã tăng từ 4.9 lần lên 5.5 lần kể từ khi ông Moon nhậm chức đến hiện tại.

Thực tế phũ phàng khiến các người trẻ đang chật vật kiếm việc làm dường như càng trở nên tuyệt vọng. Vì không phải cứ cố gắng 200% khả năng là có thể thu hẹp khoảng cách kinh khủng này.

Những nhà phân tích nghiên cứu cho biết khung thu nhập trung bình của quốc gia đã bị sụp đổ. Phần lớn các hộ gia đình có thu nhập trung bình nên được phân loại lại và đưa vào khung thu nhập thấp.

Dữ liệu so sánh từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) trong thập kỷ qua cũng cho thấy điều này. OECD đã so sánh tỉ lệ nghèo của 35 trong số 36 thành viên vào năm 2018 (chỉ trừ New Zealand) và Hàn Quốc có tỉ lệ nghèo là 17.4%, cao thứ ba trong số 35 nền kinh tế được phân tích.

Tỉ lệ nghèo là tỉ lệ người có thu nhập thấp hơn một nửa so với thu nhập hộ gia đình trung bình.

Ví dụ: nếu thu nhập hộ gia đình trung bình của một quốc gia là 50 triệu KRW (~1 tỉ VND) mỗi năm, mức nghèo sẽ là 25 triệu KRW (500 triệu VND).

Tỉ lệ nghèo ở nhóm người cao niên Hàn Quốc – những người từ 66 tuổi trở lên – còn cao hơn nữa. Trong nhóm tuổi này, Hàn Quốc đứng đầu danh sách với 43.8%, vượt xa con số của Mỹ (23.1%), Nhật Bản (19.6%), Thụy Điển (11.3%), Ý (10.3%), Tây Ban Nha (9.4%) và Bỉ (8.2 %).

Theo một cuộc thăm dò của Gallup Korea, sự ủng hộ dành cho ông Moon của các cử tri trong độ tuổi từ 19 đến 29 đã giảm từ 90% vào tháng 6/2017 xuống còn 44% vào tháng 10/2017, chỉ không lâu sau khi ông nhậm chức.

Những người lao động lớn tuổi cũng cảm thấy khó chịu khi Moon cố gắng cải thiện cơ hội việc làm và công bằng xã hội cho những người lao động trẻ.

Tổng thống Moon Jae In gần đây đã tạo ra một số lượng lớn việc làm trong khu vực công cho người cao niên. Nhưng theo thống kê, tỉ lệ nghèo cao tuổi vẫn tăng lên tới 47.4% kể từ tháng 9 năm 2019.

Trong khi đó, đối với những người trẻ tuổi từ 0 đến 17, Hàn Quốc có tỉ lệ nghèo 14.5% – không thua xa con số tương ứng của các nước phát triển khác.

Sau khi lương cơ bản được điều chỉnh tăng, số lượng công việc thường xuyên trả trung bình 1 triệu KRW mỗi tháng đã giảm. Trong khi số lượng công việc không thường xuyên trả trung bình 270.000 KRW mỗi tháng lại tăng lên.

Sự phân biệt giàu nghèo từ trước đến nay vẫn là chủ đề nhức nhối và âm ỉ tại Hàn Quốc. Bộ phim Ký Sinh Trùng của đạo diễn Bong Joon Ho là ví dụ điển hình một lần nữa đánh vào vấn đề chênh lệch giàu nghèo trong xã hội hiện đại. Phim xoay quanh hai gia đình sống ở hai thế giới khác nhau, chênh lệch về thu nhập, địa vị, lối sống và tư duy.

Liệu trong nửa nhiệm kỳ còn lại, ông Moon có thể thay đổi và thực hiện lời hứa với người trẻ: “Cơ hội là như nhau cho tất cả, một sân chơi bình đẳng và công bằng”?

XEM THÊM:

Tổng hợp từ Korea HeraldKorea Times

author-avatar

About Quý Vy

Từ niềm đam mê nghe nhạc K-Pop và du lịch Hàn Quốc, đã dẫn lối tâm hồn mình vào mê cung của văn hóa, ngôn ngữ, con người, thắng cảnh... và tất cả mọi thứ về đất nước Hàn Quốc

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).