Đại dịch COVID-19 bùng phát làm “đóng băng” các hoạt động giao thương, du lịch, vận tải… Trong đó, ngành hàng không là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Trước tình hình này, các hãng hàng không Hàn Quốc đang thực hiện các biện pháp chưa từng có như: cho nhân viên nghỉ không lương, cắt giảm việc làm và bán tài sản, để vượt qua cuộc khủng hoảng do COVID-19 gây ra.

Ngày 7/4/2020, Korean Air Lines Co., hãng hàng không lớn nhất của Hàn Quốc cho biết, sẽ có 7/10 công nhân được nghỉ có lương trong 6 tháng, bắt đầu từ ngày 16/4 như một phần trong nỗ lực tự hỗ trợ của công ty.

Trong các kế hoạch “tự giải cứu” khác được công bố vào tháng 3/2020, Korean Air cho biết mức lương của các giám đốc điều hành sẽ giảm tới 50%, bắt đầu vào tháng 4. Việc cắt giảm lương sẽ tiếp tục cho đến khi việc kinh doanh trở lại đúng hướng.

Ngoài ra, công ty cho biết họ sẽ tăng cường huy động vốn bằng cách bán thêm tài sản của công ty chủ quản Hanjin KAL Corp.

Korean Air giới thiệu Boeing 787-10 lần đầu tiên tại Hàn Quốc ...

Korean Air đã tạm ngừng hầu hết các chuyến bay quốc tế, khi ngày càng nhiều quốc gia đóng cửa biên giới hoặc thực hiện các biện pháp kiểm soát đối với hành khách đến.

Được biết, Korean Air đã giảm 18% các chuyến bay so với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998. Khoản lỗ ròng của Korean Air đã tăng lên 624.87 tỷ KRW (tương đương 529 triệu USD) vào năm 2019, do đồng won sụt giảm giá trị và nhu cầu.

“Điều này cho thấy rõ tác động của COVID-19 nghiêm trọng như thế nào đối với ngành hàng không. Sự bùng phát dịch bệnh kéo dài sẽ đe dọa sự tồn tại của công ty”, Chủ tịch hãng hàng không Hàn Quốc, ông Woo Kee Hong nói trong một thông điệp gửi nhân viên vào tháng 3.

Asiana Airlines will suspend San Francisco flights from March 1 to ...

Các hãng hàng không khác cũng đang tuyệt vọng trong cuộc khủng hoảng chưa từng có này.

Asiana Airlines Inc., hãng hàng không lớn thứ hai của Hàn Quốc sau Korean Air, đã tăng giới hạn tín dụng với hai công ty cho vay của nhà nước. Với hạn mức từ 300 tỷ KRW (tương đương 245 triệu USD) lên 1.1 nghìn tỷ KRW, để trả nợ đáo hạn và đảm bảo vốn hoạt động.

Asiana Airlines cho biết, sẽ có tổng cộng 10.500 nhân viên nghỉ phép không lương trong 15 ngày vào tháng 4 và các giám đốc điều hành phải hoàn lại 60% tiền lương của họ.

Được biết, Asiana Airlines đã phải chịu đựng một hệ thống quản lý khẩn cấp vào tháng 2. Các giám đốc điều hành đã trả lại 50% lương của họ, trong khi CEO Han Chang Soo đã không nhận được một đồng lương nào vào tháng 3.

Trong cả năm 2019, khoản lỗ ròng của Asiana Airlines đã tăng lên 672.6 tỷ KRW, từ 96.2 tỷ KRW vào năm 2018.

Trong số 7 hãng hàng không giá rẻ của Hàn Quốc, Eastar Jet Co. đã đưa ra kế hoạch cắt giảm 20% trong số 1.680 công nhân và trả lại 10/23 tàu bay B737-800 cho các công ty cho thuê vào ngày 6/4.

Động thái này được đưa ra sau khi Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) từ chối yêu cầu cho vay mới của Eastar Jet do thiếu tài sản thế chấp và xếp hạng tín dụng thấp.

Được biết, hãng hàng không giá rẻ hàng đầu của Hàn Quốc, Jeju Air đã ký thỏa thuận mua 51.17% cổ phần của Eastar Jet từ Eastar Holdings với giá 54.5 tỷ KRW trong chiến lược mở rộng.

Tuy nhiên, các máy bay Eastar Jet hạ cánh từ ngày 24/3 đến ngày 25/4 có thể bị phá sản nếu kế hoạch mua lại hãng vận chuyển này của Jeju Air gặp khó khăn về tài chính, cần có thời gian để được Chính phủ phê duyệt và Jeju Air không thể bơm tiền vào Eastar đúng lúc.

Mặt khác, cơ quan quản lý chống độc quyền của Hàn Quốc vẫn chưa chấp thuận sự hợp nhất của hai hãng hàng không này.

Hãng hàng không giá rẻ Hàn Quốc - T'way Air TW

Jin Air Co., Air Busan Co., Air Seoul Inc. T’way Air Co. Fly Gangwon cũng chịu chung số phận “tê liệt” như các “anh lớn”. Được biết, 5 hãng hàng không này cũng đã ngừng hầu hết các chuyến bay. Đồng thời, dự kiến ​​sẽ báo cáo kết quả thu nhập kém trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3.

Air Seoul đã lỗ ròng kể từ khi thành lập vào năm 2015 và Air Busan đã chuyển sang lỗ ròng vào năm ngoái, sau khi công bố lợi nhuận ròng trong giai đoạn 2010-2018. Hai công ty này là các đơn vị vận chuyển giá rẻ của Asiana.

Trước tình hình khó khăn hiện tại, các hãng hàng không giá rẻ đã yêu cầu một gói tài chính và giảm thuế càng nhanh càng tốt. Korean Air và Asiana cũng đã yêu cầu một gói tài chính khẩn cấp từ Chính phủ.

Trong một bức thư gửi cho Tổng thống Moon Jae In (문재인) vào tháng 3, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) đã yêu cầu Chính phủ khẩn trương hỗ trợ tài chính trực tiếp. Đồng thời, bảo lãnh cho vay, hỗ trợ phát hành trái phiếu doanh nghiệp và giảm thuế cho các hãng hàng không.

“Đại dịch COVID-19 đang thách thức khả năng tồn tại của hệ thống vận tải hàng không toàn cầu chưa từng có trong lịch sử”, IATA nói trong thư. Cuộc khủng hoảng công nghiệp hiện nay còn tồi tệ và lan rộng hơn nhiều so với vụ khủng bố 11/9 ở Mỹ, dịch SARS hoặc cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, IATA nhấn mạnh.

IATA ước tính đóng góp của ngành vận tải hàng không Hàn Quốc cho nền kinh tế đạt 47.6 tỷ USD, hỗ trợ 838.000 việc làm và chiếm 3.4% tổng sản phẩm quốc nội trong nền kinh tế lớn thứ tư châu Á.

COVID-19 có thể khiến khối lượng hành khách giảm 22% và mất 4.4 tỷ USD doanh thu cho thị trường vận tải hàng không Hàn Quốc trong năm nay. Ngoài ra, 160.000 việc làm và 9 tỷ USD trong GDP cũng có khả năng bị thâm hụt, IATA cho hay.

Ngừng chở khách, hàng không Việt Nam tăng cường vận chuyển hàng hóa

Từ tháng 3/2020, hãng hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines đã tăng cường khai thác các chuyến bay chuyên chở hàng hóa trong nước và quốc tế.

Cụ thể, từ ngày 12 – 31/3/2020, Vietnam Airlines đã triển khai 45 chuyến bay chuyên chở hàng hóa từ hai thành phố lớn là Hà Nội, TP. HCM đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hongkong, Singapore, Malaysia và Bangkok (Thái Lan).

Đây là những chuyến bay đầu tiên của Vietnam Airlines không có hành khách, không có tiếp viên. Tổ lái được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cần thiết. Toàn bộ hầm hàng cũng được khử trùng ngay sau khi vận chuyển.

Được biết, các chuyến bay chở hàng do máy bay Boeing 787-9, Airbus A350 triển khai với sản lượng đạt 20-25 tấn/chiều. Không chỉ vận chuyển hàng hóa, Vietnam Airlines còn vận chuyển khẩu trang y tế, trang phục chống dịch, trang thiết bị, vật tư y tế, nhằm phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh.

Vietnam Airlines tăng cường vận chuyển hàng hóa đảm bảo giao ...
Nỗ lực vận chuyển hàng hóa để đảm bảo thông thương của hãng hàng không Việt Nam.

Trong tháng 4/2020, Vietnam Airlines tiếp tục tăng cường vận chuyển hàng hóa để duy trì hoạt động giao thương trong nước và quốc tế. Hãng dự kiến khai thác khoảng 150 chuyến bay chuyên chở hàng hóa giữa Hà Nội – TP. HCM và từ Nha Trang, Cần Thơ đi Hà Nội.

Với các tuyến bay quốc tế, Vietnam Airlines khai thác hơn 130 chuyến bay chuyên chở hàng hóa đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hongkong, Thái Lan, Singapore, Anh, Pháp, Đức, Nga và Australia.

Đại diện Vietnam Airlines cho biết, các tổ chức, cá nhân có thể liên hệ vận chuyển hàng hoá. Cụ thể:

– Chi nhánh miền Bắc: 0988777978
– Chi nhánh miền Trung: 0983453388
– Chi nhánh miền Nam: 0984320702

XEM THÊM: Hàng không Hàn Quốc: Korean Air, Asiana Airlines và 6 hãng giá rẻ & hành trình vươn ra thế giới

Tổng hợp từ Korea TimesBnews

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).