Vào tháng 2 vừa qua, Samsung đã cho ra mắt mẫu điện thoại gập Galaxy Z Flip trên toàn thế giới. Đây là chiếc điện thoại màn hình gập thứ 2 của Samsung và dường như đã thu hút hoàn toàn sự chú ý của người dùng bởi sự độc đáo và tinh tế.

Không giống như Galaxy Fold, Z Flip mang dáng gập theo chiều ngang, khi gập lại có kích thước như một chiếc ví vô cùng mới lạ.

Với việc ra mắt dòng điện thoại thứ 2 theo cơ chế gập, Samsung như đang muốn chứng minh rằng điện thoại gập sẽ ngày càng phổ biến trên thế giới và là tương lai của ngành công nghiệp di động?

Điện thoại gập đã thực sự sẵn sàng để trở nên phổ biến?

Vào năm ngoái, Samsung Electronics ra mắt thế hệ điện thoại đầu tiên có thể gập lại, Galaxy Fold. Điều này đã tạo lên một cơn sốt thực sự khi có hàng trăm nghìn lượt khách hàng đặt trước và sản phẩm được bán hết một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều những phản hồi tiêu cực về việc màn hình của Galaxy Fold dễ bị hư hỏng và không được tối ưu cho người dùng. Điều đó cho thấy Galaxy Fold chưa thực sự mang đến những gì mà người dùng kỳ vọng xứng đáng với số tiền họ bỏ ra.

Dù số lượng sản phẩm được bán ra lớn như vậy nhưng trên thực tế, không dễ gì bắt gặp một ai đó sử dụng Galaxy Fold. Hình ảnh của Galaxy Fold hay Z Flip chủ yếu vẫn được tiếp cận qua các kênh tin tức và đánh giá trên Youtube.

Chúng ta vẫn chỉ đang nhìn thấy những mẫu điện thoại gập thông qua nhưng video review

Galaxy Fold hay Z Flip là một cơn sốt khi ra mắt nhưng liệu dòng điện thoại này có tương lai hay không lại là một chuyện khác.

Nói cách khác, một dòng điện thoại muốn phổ biến trên toàn thế giới thì không chỉ cần có tính độc đáo, mới lạ, nó còn cần một yếu tố mang tính quyết định đó là tính thực tiễn.

Theo các chuyên gia, Z Flip đã giải quyết nhiều vấn đề lớn của dòng điện thoại Galaxy Fold trước đó như giá cả và độ bền. Đó là hai trong nhiều yếu tố khiến Galaxy Fold thất bại trong việc thị trường hóa dòng điện thoại gập này.

Z Flip có mức giá rẻ hơn, độ bền cao hơn, thế nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Z Flip vẫn chưa có tính thương mại hóa cao để có thể chạm đến tay phần đông người dùng. Bởi Samsung vẫn chưa có một hệ thống dành riêng để sản xuất và lắp ráp Z Flip một cách nhanh chóng.

Điện thoại gập đang chỉ chiếm 0.1% thị phần smartphone toàn cầu

Theo Gartner, doanh số điện thoại thông minh toàn cầu cho người tiêu dùng năm nay dự kiến sẽ tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1.75 tỷ chiếc. Vào năm ngoái, doanh số bán ra điện thoại thông minh giảm 2% so với năm 2018, 1.52 tỷ chiếc.

Vậy trong gần 1.52 tỷ chiếc vào năm 2018 ấy, dòng điện thoại gập chiếm bao nhiêu phần trăm?

Samsung Electronics chưa tiết lộ điều này nhưng các chuyên gia ước tính số lượng Galaxy Fold được sản xuất rơi vào khoảng từ 400.000 đến 500.000 chiếc. Đối với Galaxy Z Flip lần này, có khoảng 1.5 triệu chiếc đã được xuất xưởng.

Z Flip, hay Galaxy Fold, vẫn chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ.

Như vậy, cộng cả số lượng Galaxy Fold và Z Flip, dòng điện thoại này chỉ chiếm 0.03-01% tổng sản phẩm, cho thấy mức phổ biến giới hạn của dòng điện thoại mới này.

Trở ngại lớn nhất chính là tính thực tiễn

Cuối cùng, người dùng vẫn mong muốn một thứ gì đó ở dòng điện thoại gập này: tính thực tiễn, hiệu năng và độ bền.

Màn hình của Galaxy Fold liên tục xuất hiện lỗi trong những ngày mới ra mắt

Tháng 2 năm ngoái, các chuyên gia trong ngành đã phân tích rằng năng suất màn hình OLED gập của Samsung Display đạt mức 30%. Con số này tuy thấp, nhưng nó đã cho thấy Samsung đã nỗ lực như thế nào trong lĩnh vực mới này.

Con số này ở các công ty khác còn thấp hơn nhiều khi công ty sản xuất màn hình OLED của Trung Quốc BOE mới chỉ đạt đến năng suất hiển thị 10%.

Mặc dù, Samsung đã đầu tư phát triển công nghệ màn hình gập từ rất nhiều năm qua nhưng người dùng vẫn chỉ biết rằng màn hình gập vẫn chưa sẵn sàng cho một quy trình sản xuất hàng loạt.

Các chuyên gia của Samsung Display cho biết: “Trở ngại lớn nhất đối với việc phổ biến dòng điện thoại này chính là tính thực tiễn. Những vẫn đề khác như giá cả hay độ bền đều đang được giải quyết phần nào đó.”

Z Flip đã có mức giá phổ thông hơn Galaxy Fold

Theo như công bố, Galaxy Z Flip sẽ được bán ra với giá 1.65 triệu KRW (33 triệu VND). Mức giá này khá rẻ so với các thế hệ điện thoại gập được phát hành vào năm ngoái như Galaxy Fold 2.22 triệu KRW (44 triệu VND), Huawei MateX 3 triệu KRW (60 triệu VND).

Galaxy Z Flip chỉ đắt hơn 200.000 KRW (4 triệu VND) so với Galaxy Note 10. Có thể nói, Samsung đã có những nỗ lực lớn nhằm đưa mức giá của dòng điện thoại cao cấp này đến gần với công chúng hơn.

Z Flip nói riêng, và dòng điện thoại gập nói chung, đã có mức giá đến dần với tay người dùng.

Điều này có thể do kích thước và chi phí sản xuất màn hình đã giảm đáng kể. Theo Mirae Asset Daewoo, giá mà hình 6.7 inch của Galaxy Fold vào năm 2019 là 157 USD thì năm 2020 đã giảm còn 132.5 USD.

Trang này dự đoán mức giá sẽ còn giảm xuống 113 USD vào năm 2021, 96.5 USD vào năm 2022 và chỉ còn 84 USD vào 2023.

Điều này có thể khiến doanh số của dòng điện thoại gập sẽ tăng đáng kể từ năm 2021 khi giá của sản phẩm giảm dần.

Công ty nghiên cứu thị trường DSCC dự báo doanh số điện thoại gập sẽ tăng từ 7 triệu chiếc vào năm 2020 lên 18 triệu chiếc vào năm 2021. Trong khi đó riêng các dòng điện thoại gập của Samsung cũng tăng từ 5 triệu chiếc lên 13 triệu chiếc cùng kỳ.

Một công ty nghiên cứu thị trường khác, Strategic Analytics (SA), dự đoán rằng các lô hàng điện thoại có thể gập lại trên toàn thế giới sẽ tăng từ dưới 1 triệu vào năm ngoái lên 8 triệu trong năm nay. Dự kiến sẽ tăng nhanh trong tương lai và vượt ngưỡng 100 triệu vào năm 2025.

Các nhà phân tích của Strategic Analytics chỉ ra rằng: “Có một số trở ngại cần khắc phục, chẳng hạn như giá thành, năng suất hiển thị thấp và các vấn đề về độ bền, nhưng chúng tôi hy vọng các vấn đề kỹ thuật này sẽ được giải quyết trong vài năm tới. Khi đó, dòng điện thoại gập sẽ chính là tương lai.”

Tổng hợp từ Digital Today

author-avatar

About Hye U Hwang

Yonsei Univ 19.5. Hàn Quốc có 3800 gam màu khác nhau với mỗi người, quan trọng bạn chọn màu nào để sống...

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).