Một bản kiến nghị đã được khởi xướng từ hồi cuối tháng 1/2020 nhằm yêu cầu Tổng giám đốc WHO Tedro Adhanom Ghebreyesus phải từ chức do thất bại trong việc xử lý đại dịch COVID-19. Tính đến Chủ nhật tuần trước, ngày 26/4, tổng cộng đã có 1 triệu chữ ký đồng ý với bản kiến nghị được xác nhận.

Ông Tedro Adhanom Ghebreyesus, chính trị gia người Ethiopia đã lãnh đạo cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc với vai trò Tổng giám đốc kể từ tháng 7 năm 2017 đến nay. Hiện ông đang phải chịu vô vàn những áp lực bị sa thải khi thất bại trong phương pháp xử lý đại dịch COVID-19 khiến hơn 213.000 người thiệt mạng và 3 triệu người mắc bệnh trên toàn thế giới.

Tính đến ngày 29/4 đã có khoảng hơn 1 triệu chữ ký yêu cầu ông Tedros từ chức

Cụ thể, Tổng giám đốc WHO đã nhận nhiều cáo buộc cho rằng ông giúp Trung Quốc che dấu tình hình bệnh dịch ở Vũ Hán – nơi khởi nguồn của COVID-19. Những con số từ Trung Quốc bị che giấu đi khiến các quốc gia khác không được báo động và làm cho dịch bệnh ngày càng bùng phát mạnh mẽ trên toàn thế giới.

Lá đơn yêu cầu từ chức được đăng tải trực tuyến và biên dịch sang rất nhiều thứ tiếng khác nhau trên trang web Change.org: “Chúng tôi cho rằng ông Tedro Adhamon Ghebreyesus không phù hợp với vai trò Tổng giám đốc WHO.

Chúng tôi vô cùng thất vọng. Tổ chức Y tế Thế giới lẽ ra phải là một tổ chức trung lập và không bị ảnh hưởng bởi chính trị. Ông Tedros đã chỉ tin vào số liệu được Trung Quốc công bố mà không hề tiến hành điều tra cụ thể.”

Các nhà lập pháp của Mỹ cũng bày tỏ sự phẫn nộ và phê phán vô cùng lớn đối vởi Tổng giám đốc WHO. Hôm thứ năm vừa qua, một nhóm thành viên Đảng Cộng hòa từ Ủy ban Giám sát Nhà Trắng đã viết thư cho ông Tedro, yêu cầu ông tiết lộ chính xác những mối quan hệ của bản thân với các quan chức Trung Quốc.

Lá thư viết: “Trong suốt cuộc khủng hoảng đại dịch, WHO luôn né tránh việc đổ lỗi cho chính phủ Trung Quốc, bản chất được dẫn dắt bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Thậm chí, với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của WHO, ông còn đi xa tới mức ca ngợi Trung Quốc dù đây là nơi xuất phát dịch bệnh hay cả những nghi ngờ về số liệu sai sự thật vẫn còn chưa được làm rõ.”

Thậm chí, trong một lần xuất hiện trên chương trình truyền hình của Fox News, cố vấn kinh tế Nhà Trắng ông Peter Navarro đã gọi Tedros là một trong những “người đại diện” của chính phủ Trung Quốc để chính quyền Bắc Kinh có thể tạo ảnh hưởng đối với những cơ quan của Liên Hợp Quốc.

Ông Navarro còn tiết lộ thêm rằng: “Tổng thống Trump đang xem xét một cách nghiêm túc về việc cắt giảm hoàn toàn tiền tài trợ cho WHO sau khi ông cáo buộc cơ quan này đã phá hỏng những biện pháp ngăn chặn đại dịch từ sớm.

Tất cả thế giới đều dõi theo cách Trung Quốc muốn kiếm soát các tổ chức quốc tế trên thế giới, ngay cả khi họ không tuân thủ luật lệ quốc tế. Vì vậy, Tổng thống trump sẽ xem xét thật rõ và quyết định về điều này.”

Ngay sau khi Tổng thống Trump đưa ra những tuyên bố của mình về việc sẽ cắt giảm viện trợ cho WHO, ông Tedros đã đáp trả lại ngay lập tức khi cáo buộc Tổng thống Mỹ đang cố tình chính trị hóa đại dịch vì mục đích cá nhân.

Tổng thống Trump lên tiếng chỉ trích ông Tedros khi để đại dịch xảy ra nghiêm trọng

Tổng thống Mỹ sau đó cũng đã vấp phải sự phản đối của không ít quốc gia khi nhiều ý kiến cho rằng việc quan trọng hiện tại là cả thế giới cùng nhau chống dịch mà ở đó WHO là cấu nối quan trọng, chứ không phải nghĩ đến việc đổ trách nhiệm cho ai.

Trái với những ý kiến phản đối Tổng giám đốc WHO, có có nhiều người bày tỏ sự ủng hộ ông khi chỉ ra rằng tổ chức này có vai trò quan trọng và đã thực hiện nhiều chiến dịch nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Từ khi dịch COVID-19 bùng phát, WHO đã liên tục đưa ra những cảnh báo về mức độ nghiệm trọng của dịch bệnh, cũng như hỗ trợ các nước trong công tác phòng chống dịch.

Tổng hợp từ Fox NewsKorea Times

author-avatar

About Hye U Hwang

Yonsei Univ 19.5. Hàn Quốc có 3800 gam màu khác nhau với mỗi người, quan trọng bạn chọn màu nào để sống...

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).