Ngày càng có nhiều robot được sử dụng trong ngành dịch vụ ăn uống tại Hàn Quốc ở các vai trò phục vụ và thậm chí là thực hiện các nhiệm vụ đơn giản như nấu mỳ chỉ trong vòng chưa đầy một phút.

Một nhân viên trong ngành dịch vụ ăn uống cho biết đây mới chỉ là những bước khởi đầu và sẽ còn nhiều robot được đưa vào sử dụng với tốc độ phát triển về công nghệ robot hiện nay và nhu cầu ngày càng lớn muốn tận dụng robot để thay thế lao động con người trong các nhiệm vụ lặp đi lặp lại hàng ngày.

Hãng điện tử LG Electronics mới đây đã đưa một robot đầu bếp có tên là CLOi Chefbot (LG 클로이 셰프봇) vào phục vụ thực tế trong một chi nhánh tại Seoul của chuỗi nhà hàng gia đình VIPS.

XEM THÊM: Cùng tìm hiểu về chú robot thông minh Air Star ở sân bay Incheon

Tại nhà hàng, CLOi Chefbot có thể nấu các loại mỳ khác nhau chỉ trong chưa đầy một phút sau khi thực khách đã chọn ra các nguyên liệu họ muốn dùng và cho vào bát, sau đó đưa lại cho đầu bếp robot.

LG bắt đầu hợp tác với CJ Fooville, công ty chuyên về thực phẩm và giải trí thuộc tập đoàn CJ, Hàn Quốc, trong dự án phát triển robot phục vụ và nấu bếp từ hồi tháng 4. Hai công ty đã quyết định sử dụng robot đầu bếp trong việc nấu mỳ nhằm giúp đỡ nhân viên tránh phải thực hiện những nhiệm vụ lặp đi lặp lại, đòi hỏi công sức và có phần nguy hiểm vì liên quan đến nước sôi và các nguyên liệu nóng.

Đây là lần đầu tiên LG đưa một robot đầu bếp vào phục vụ tại nhà hàng. CJ Foodville đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong việc phát triển CLOi Chefbot nhờ các lời khuyên về việc các robot đầu bếp có thể được sử dụng hiệu quả nhất ở đâu,” một nhân viên của LG cho biết.

Chúng tôi dự kiến robot đầu bếp sẽ gánh bớt các nhiệm vụ lặp đi lặp và nguy hiểm, nhờ đó cho phép nhà hàng có thể tập trung nhiều hơn vào tăng cao chất lượng phục vụ khách hàng.”

Ông Roh Jin Seo, giám đốc mảng kinh doanh robotics của LG cho biết hai công ty có kế hoạch sẽ sử dụng robot nhiều hơn nữa.

Nhờ có sự hợp tác với CJ Foodville, LG có thể mang tới các giá trị khác biệt dành cho người tiêu dùng. Chúng tôi sẽ cố gắng tìm ra nhiều cách hơn nữa để tận dụng robotics trong ngành dịch vụ ăn uống nhằm tăng cường trải nghiệm khách hàng và cải thiện tính cạnh tranh [của robot nấu bếp] trong ngành kinh doanh robot,” Roh phát biểu.

LG không phải là công ty duy nhất hiện đang tích cực phát triển thêm nhiều robot tiên tiến đưa vào hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ ăn uống. Nhà mạng điện thoại KT đã từng vận hành robot barista tại các cửa hàng Seoul của chuỗi thương hiệu cà phê Dal.komm Coffee từ tháng 12/2018.

Nhờ mạng lưới 5G của KT và các công nghệ trí tuệ nhân tạo, robot có thế nhận yêu cầu đồ uống từ xa thông qua ứng dụng điện thoại hoặc bảng order điện tử, sau đó pha chế ra những cốc cà phê tươi mới bằng máy làm cà phê espresso.

Hãng điện tử Samsung Electronics cũng đã phát triển một robot hỗ trợ nấu nướng có tên là Samsung Bot Chef, từng được triển lãm tại Hội trợ Công nghiệp Bếp & Phòng tắm (KBIS) ở Las Vegas vào hồi tháng 1.

Robot của hãng không chỉ được thiết kế nhằm giúp đỡ những người nội trợ thông thường mà còn cả những người khuyết tật với nhiệm vụ cắt, thái nguyên liệu và trộn sốt bằng cánh tay robot.

Một nhân viên trong ngành cho biết nhu cầu sử dụng công nghệ robot trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng ngày càng lớn do các công ty có thể nhờ đó để giải quyết vấn đề về chi phí lao động khi mức lương cho nhân viên ngày càng đắt đỏ và việc thay thế lao động thủ công trong những công việc lặp lại và nguy hiểm sẽ giúp công ty sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, tập trung tốt hơn vào cải thiện dịch vụ khách hàng.

XEM THÊM: Hàn Quốc phát triển cánh tay robot có lực bóp mạnh nhất thế giới, có thể cầm, nắm và chơi đàn piano

Tổng hợp từ Korea Times

author-avatar

About Huong Tran

Làm việc tự do, sống và hưởng thụ từng ngày ý nghĩa trên mảnh đất vừa xa lạ vừa thân quen Hàn Quốc.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).