⁉️UPDATE: (16:00 ngày 18/8/2020) Hàn Quốc có 15.761 ca nhiễm COVID-19 (306 chết), toàn thế giới là 22.053.734 ca nhiễm và 782.730 chết.

Từ một ứng dụng chẳng mấy ai biết đến, ZOOM đã bỗng chốc bùng nổ trở thành ứng dụng “học, làm việc online quốc dân” trên toàn thế giới.

Sự tăng trưởng bất ngờ này của ZOOM phần nhiều do các hoạt động học tập, làm việc đều được chuyển sang hình thức trực tuyến khi đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Thời điểm phát triển mạnh mẽ nhất mà ZOOM từng ghi nhận khi từ một ứng dụng “vô danh”, nó vươn mình trở thành app có lượt tải về đứng số một trên cả hai nền tảng iOS và Android.

Không chỉ riêng các trường học, công ty, ngay cả chính phủ Anh thậm chí còn tổ chức các cuộc họp nội các hàng ngày qua ZOOM.

Tuy nhiên, sự nổi tiếng bất ngờ này của ZOOM cũng khiến các nhà phát triển của nó không ngờ tới.

Chính sự phát triển quá nhanh chóng này đang khiến ZOOM hiện tại phải đối mặt với những phản đối dữ dội của người dùng về các vấn đề bảo mật quyền riêng tư.

Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI cũng cảnh báo những cài đặt mặc định như hiện nay của ZOOM thực sự chưa đủ độ an toàn và tin cậy.

Nếu không giải quyết nhanh chóng những vấn đề này, rất có thể, ZOOM sẽ có nguy cơ trở thành nạn nhân của chính nó vì sự nổi tiếng quá nhanh chóng.

Thực tế, đây không phải lần đầu tiên ZOOM đối mặt với những lùm xùm liên quan đến vấn đề bảo mật quyền riêng tư.

Apple đã từng buộc phải âm thầm gỡ ZOOM khỏi dòng sản phẩm laptop MAC khi phát hiện một lỗ hổng nghiêm trọng cho phép các trang web khác chiếm quyền điều khiển camera của máy.

Gần đây, những nghi vấn về vấn đề bảo mật của ZOOM đang dấy lên một lần nữa khi nhiều người dung cho rằng, những cài đặt bảo mật mà ZOOM đưa ra nhằm tạo sự dễ dàng cho người sử dụng, đang không đảm bảo đủ an toàn và riêng tư.

Theo đó, mỗi một cuộc gọi video online nhóm trên ZOOM sẽ có ID được tạo từ 9 đến 11 chữ số ngẫu nhiên.

Từ ID đó, những người khác cũng có thể tham gia vào cuộc gọi nhóm này nếu được người chủ (Host) của cuộc gọi đồng ý.

Tuy nhiên, thiết lập mặc định của Zoom vốn không khuyến khích cài đặt mật khẩu cho các cuộc họp online. Điều này có nghĩa, nếu không để ý cài đặt mật khẩu, bất kì ai cũng có thể tham gia vào cuộc gọi trên Zoom, kể cả những kẻ không liên quan, hacker… chỉ cần người đó biết được ID của cuộc gọi video.

Chính lỗ hổng này đang khiến các nhà phát triển ứng dụng ZOOM đối mặt với 1 vấn đề trên toàn cầu mới mang tên “ZOOMBombing” (Tạm dịch: Những kẻ bỏ bom ZOOM).

“ZOOMBombing” xuất hiện ngày càng nhiều khi vô số vị khách không mời mà đến xuất hiện trên cuộc gọi video của người dùng, những kẻ này sẽ tham gia vào và phát đi các video có nội dung đồi truỵ hoặc gây sốc.

Hiện nhà phát triển đang chịu sự chỉ trích vô cùng lớn khi cài đặt mặc định của ZOOM khiến khích người dùng không đặt mật khẩu cho cuộc gọi video và bất kì ai cũng có thể tham gia chia sẻ màn hình của mình.

Nhận thức vấn đề này, ZOOM đã phải điều chỉnh lại các cài đặt mặc định đối với các tài khoản mang mục đích giáo dục nhằm tăng cường tính bảo mật và riêng tư cho các cuộc gọi.

Tuy nhiên, vì chỉ thực hiện trên các tài khoản vì mục đích giáo dục, nên tất cả những người dùng còn lại sẽ phải tự điều chỉnh ứng dụng ZOOM để đảm bảo an toàn và riêng tư cho mình.

“ZOOMBombing” chỉ là một trong số những vấn đề bảo mật mà nhà phát hành phải đối mặt gần đây.

Tuần trước, ứng dụng này đã bị buộc phải cập nhật lại trên nền tảng iOS để xóa đi dòng code trong ứng dụng cho phép gửi dữ liệu thiết bị lên Facebook.

Nhà phát triển của Zoom ngay sau đó cũng phải sửa lại chính sách bảo mật của mình khi phát hiện ra người dùng rất dễ bị rò rỉ thông tin cá nhân khi sử dụng ứng dụng và trở thành mục tiêu của những quảng cáo nhắm đến đối tượng (target Ads).

Mặc dù ZOOM tuyên bố trên trang web của mình rằng người dùng có thể yên tâm với một cuộc họp được mã hóa từ đầu đến cuối, nhưng công ty giờ đây đã buộc phải thừa nhận nó đang gây hiểu nhầm cho mọi người.

Người phát ngôn của ZOOM tiết lộ với The Intercept rằng, ZOOM thực sự sử dụng công nghệ mã hóa kiểu truyền tải (transport encryption), chứ không phải mã hóa từ đầu đến cuối như từng công bố (end-to-end encryption).

Những người ủng hộ quyền riêng tư cũng đang phản đối kịch liệt tính năng theo dõi chi tiết các hoạt đồng của người tham dự (participants) được ZOOM trao cho những người chủ cuộc gọi video (host).

Rất nhiều các yêu cầu kêu gọi ZOOM báo cáo minh bạch về vấn đề này vào tháng trước được đưa ra, đồng thời chia sẻ dữ liệu đối với cơ quan thực thi pháp luật để điều tra thêm về vấn đề này.

Tuy nhiên, phía nhà phát triển hiện vẫn chưa đưa ra những báo cáo minh bạch nào và cho biết công ty đang xem xét thêm.

ZOOM hiện cũng đang phải đối mặt với các cáo buộc công ty đang tiết lộ bất hợp pháp thông tin cá nhân cho các bên thứ ba.

Hai vụ kiện đã được đệ trình vào đầu tuần này tại California, Mỹ. Trong đó, một vụ kiện đang bước vào quá trình tìm kiếm thiệt hại cho người dùng ZOOM vì cáo buộc vi phạm Đạo luật Quyền riêng tư của người tiêu dùng California.

Khi các nhà nghiên cứu bảo mật và những người ủng hộ quyền riêng tư tiếp tục đào sâu vào ứng dụng ZOOM, họ phát hiện có nhiều vấn đề cần phải được giải quyết hơn.

Một số người hiện đang khám phá cách Zoom hoạt động xung quanh các lỗ hổng của hệ điều hành bằng cách sử dụng các thủ thuật tương tự từng được sử dụng bởi các phần mềm độc hại trên hệ điều hành MacOS.

Dù sao thì ZOOM giờ đây cũng đang “cảm nhận” sức ảnh hưởng hiếm hoi của nó từ trước tới nay.

Ứng dụng tổ chức meeting online này có lẽ cũng chưa từng ngờ rằng nó bỗng nhiên trở nên nổi tiếng và được người dùng sử dụng nhiều đến như vậy.

Giữa đại dịch COVID-19, ZOOM bất ngờ nổi lên như một công cụ hữu ích tuyệt vời khi mang lại nhiều tiện ích nhanh gọn, người dùng không cần tạo tài khoản mà cũng có thể tham gia cuộc họp với những người khác trong vòng 40 phút.

ZOOM hiện vẫn đang xem xét và thắt chặt lại các vấn đề bảo mật của mình, để khiến nó vẫn sẽ được tiêp tục được ưa chuộng trong tương lai, ngay cả khi đại dịch lắng xuống.

XEM THÊM:


Người Việt Nam ở Hàn Quốc có thể sử dụng Bản đồ Virus Corona để theo dõi tình hình lây lan của dịch viêm phổi cấp ở Hàn Quốc cũng như các địa điểm bệnh nhân đã đến để tránh không bị lây nhiễm.

🚒 BẠN CẦN BIẾT: Hướng dẫn cách phát hiện triệu chứng nhiễm virus COVID-19 & Cách phòng tránh lây nhiễm hiệu quả từ các chuyên gia y tế.

⁉️ ĐỪNG HOANG MANG: 6 Tin đồn về virus COVID-19 & Lời giải thích hợp lý.

🔴 Theo dõi cập nhật tình hình lây lan của virus COVID-19 ở Hàn Quốc và trên thế giới tại đây.

Tổng hợp từ The Verge News

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).