Đã bao giờ bạn tự hỏi: “Tại sao mình luôn tỉnh giấc đúng lúc trước các trạm dừng của tàu điện ngầm“?

Đây hoàn toàn không phải do ngẫu nhiên hay may mắn, mà có lý do khoa học cả. Với những ai đã và đang thường xuyên gặp tình huống này, hãy cùng tìm hiểu những thí nghiệm sau đây.

지하철에서 물건 파는 사람을 봤다. - Chowon Kim - Medium

Trên thực tế, có nhiều nghiên cứu xoanh quay vấn đề nói trên. Trong đó có 3 lý giải chính.

Đầu tiên, việc bạn vẫn nghe thấy tiếng báo hiệu của phát thanh viên ở mỗi trạm dừng dù trước đó đang say giấc, là do sự tác động của hiệu ứng mang tên “Cocktail party effect” (hiệu ứng tiệc cocktail), hay có thể hiểu một cách đơn giản là “Selective Perception” (nhận thức có chọn lọc).

Image result for cocktail party effect | Cocktail party effect ...

Cụm từ “Cocktail party effect” chính thức được công bố trong giới khoa học từ những năm 1950, bởi nhà khoa học người Anh Edward Colin Cherry.

Hiệu ứng này xảy ra khi não đang tập trung sự chú ý vào một hiện tượng hay một sự việc cụ thể nào đó, dẫn đến hình thành những kích thích mang tính điều kiện, giúp não chọn lọc những thông tin cần thiết, dù đang trong môi trường ồn ào hoặc một căn phòng có tiếng vang quá mức.

Tương tự như việc bạn cố gắng tập trung vào một câu chuyện thú vị, giữa bữa tiệc náo nhiệt trong căn phòng ồn ào.

Ngoài ra, có thể dẫn chứng thêm một ví dụ thực tế khác cho hiện tượng “Cocktail party effect”“Selective Perception”. Đó là vào khoảng những năm 1950, khi Edward Colin Cherry thực hiện một số thử nghiệm về khả năng nhận thức có chọn lọc của con người thông qua các trường hợp cụ thể tại một trạm kiểm soát không lưu.

Một ngày của nhân viên kiểm soát không lưu - Thế giới - ZINGNEWS.VN

Lúc bấy giờ, các kiểm soát viên không lưu đang nhận tin nhắn từ các phi công qua loa phát thanh trong tháp điều khiển. Tuy nhiên, môi trường làm việc chật hẹp, lại thêm tiếng nói dồn dập không ngừng của nhiều phi công cùng một lúc đã khiến nhiệm vụ của các kiểm soát viên không lưu trở nên khó khăn hơn.

Song họ vẫn tập trung cao độ hết mức, nhằm chọn lọc đúng giọng nói của phi công mà mình đang phụ trách, để có thể đưa ra những chỉ dẫn hạ và cất cánh một cách an toàn và chính xác nhất.

Mặt khác, một nhóm nghiên cứu khoa học tại Pháp cũng đã có một số thử nghiệm trực tiếp trên não bộ con người và đưa ra những phân tích hết sức đáng giá.

Với kết quả đạt được, nhóm nghiên cứu này khẳng định, dù đang rơi vào trạng thái ngủ, nhưng trong trường hợp có điều kiện, thùy trán não (frontal lobe) – nơi đóng vai trò quan trọng trong các chuyển động lý trí như lời nói, trí tuệ, hành vi, kỹ năng vận động, ghi nhớ, khả năng tập trung, phân tích – vẫn sẵn sàng tư thế cho việc chọn lọc và tiếp nhận những thông tin quan trọng không thể bỏ lỡ.

frontal-lobe | Ryan Babienco | Flickr

Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng. Chính là minh chứng khoa học về giấc ngủ của con người. Theo đó, giấc ngủ được chia thành hai loại chính, bao gồm “Non-Rapid Eye Movement (NREM)” “Rapid Eye Movement (REM)”. Điều này đã được Eugene Aserinsky – người tiên phong trong nghiên cứu về giấc ngủ – phát hiện vào năm 1953.

Về ý nghĩa khoa học, “Non-Rapid Eye Movement (NREM)” là giấc ngủ mắt không chuyển động nhanh, hay còn gọi là ngủ không mơ.

Ngược lại, “Rapid Eye Movement (REM)” là giấc ngủ mắt chuyển động nhanh, hay còn gọi là ngủ mơ, ngủ nghịch lý.

Đặc biệt, “NREM” còn được chia thành 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 là giai đoạn bắt đầu chu kỳ giấc ngủ và có thể coi là giai đoạn ngủ ít nhất. Giai đoạn này được xem là khoảng chuyển tiếp giữa trạng thái tỉnh và trạng thái ngủ. Do đó, người ngủ sẽ tương đối tỉnh và dễ thức giấc.

The 4 Stages of Sleep (NREM and REM Sleep Cycles)

Chính vì vậy, trong môi trường không thuận lợi cho một giấc ngủ say như tàu điện ngầm và xe bus, bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái lơ mơ như giai đoạn 1 của chu kỳ “NREM”. Tuy nhiên lúc này, não vẫn đang hoạt động, đồng thời còn được tạo điều kiện hơn trong việc tiếp nhận và chọn lọc thông tin.

Với những lý do trên, bạn sẽ luôn tỉnh giấc đúng lúc trước các trạm dừng phải xuống. Vì dù cho bạn có ngủ quên, “đồng hồ báo thức” trong não vẫn luôn hoạt động hiệu quả.

XEM THÊM: Nhà báo Mỹ yêu mê mệt tàu điện ngầm Seoul và ước New York cũng được như vậy

Tổng hợp từ Naver News

author-avatar

About Minh Thảo

Đến với tiếng Hàn như một cái duyên, đến với Hàn Quốc như một cơ hội. Hy vọng bản thân vẫn đang sử dụng tốt cơ hội của chính mình để ngày càng có thể khám phá rõ nét hơn về đất nước xa lạ nhưng cũng thật quen thuộc này.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).