⁉️UPDATE: (16:00 ngày 18/8/2020) Hàn Quốc có 15.761 ca nhiễm COVID-19 (306 chết), toàn thế giới là 22.053.734 ca nhiễm và 782.730 chết.

Từ khi được phát hiện lần đầu ở thành phố Vũ Hán vào tháng 12 năm 2019, chủng virus mới thuộc họ virus corona gây viêm phổi cấp đã lây nhiễm hơn 14,555 người trên toàn thế giới, giết chết ít nhất 304 người ở riêng Trung Quốc.

Theo thông tin mới nhất sáng ngày 02/02/2020 Philippines đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên ngoài Trung Quốc do virus này gây ra.

Trung Quốc phải cô lập tạm thời ít nhất 3 thành phố với hơn 50 triệu dân, hàng chục thành phố khác cũng ra thông báo hoãn việc quay lại làm việc của các xí nghiệp, công ty sau kì nghỉ dài Tết Âm Lịch đến ngày 10/2/2020.

Với ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nhưng tới hiện nay chủng virus này vẫn chưa có một cái tên chính thức.

Chủng virus mới này được gọi với cái tên tạm thời là: 2019-nCoV – 2019 Novel Corona Virus, novel ở đây có nghĩa là mới – nghĩa của cái tên này là “Chủng virus mới của họ virus Corona được phát hiện vào năm 2019”.

Tuy nhiên cái tên này lại khó đọc và rất dễ gây nhầm lẫn, ví dụ ở Việt Nam chắc hẳn dạo gần đây các bạn tên Vi hoặc Vy sẽ giật mình thon thót khi mọi người cứ bàn tán xôn xao về virus “Cô Vi/Vy”. Hay nhãn hiệu bia nội địa Corona của Mexico cũng dở khóc dở cười khi số lượt tìm kiếm từ khóa “corona beer virus” tăng 2300% trên Google Trends từ ngày 18/1 đến ngày 26/1 vừa qua.

Hơn nữa dịch bệnh càng kéo dài thì loại virus này sẽ không còn mới nữa chưa kể trường hợp nếu nó trở lại trong những năm sau đó.

Mặc dù hiện tại giữa lúc dịch bệnh vấn đang hoành hành, việc đặt một cái tên chính thống chắc hẳn chưa phải là việc quá cấp thiết, tuy nhiên việc không có một cái tên đôi khi lại mang tới một hậu quả lâu dài hơn trên nhiều phương diện.

1. Các dịch bênh trong quá khứ được đặt tên như thế nào?

Thế kỷ 20, các “thợ săn Virus” (Virus hunters) thường đặt tên bệnh theo khu vực địa lí: Cúm Tây Bân Nha; Sốt xuất huyết Crimean–Congo; Bệnh Lyme (Lyme là tên một thị trấn ở bang Connecticut (Mỹ) – là một bệnh viêm da gây ra do bọ ve đốt; Dịch Ebola – được đặt tên theo một dòng sông gần đó….

Tên những địa danh này từ đó gắn liền với những dịch bệnh quái ác mặc dù có đôi khi những dịch bệnh này không hề xuất phát từ đó. Năm 2009, dịch cúm lợn đã khiến chính phủ Ai Cập hạ lệnh giết toàn bộ số heo trên toàn quốc, mặc dù không hề có nghiên cứu chính xác nào chỉ ra bệnh cúm này lây từ heo sang người.

Hiệp hội Thịt heo Quốc gia Mỹ cũng không thích cái tên này.

Trong quá khứ, khi có virus mới xuất hiện, thường thì các chuyên gia trong Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus ICTV (International Committee on Taxonomy of Viruses) sẽ làm việc với WHO và chính quyền địa phương để thống nhất đặt tên chính thức.

Tuy nhiên không địa phương nào muốn tên mình gắn liền với dịch bệnh nên việc thống nhất tên gọi thường khá khó khăn.

2. WHO ban hành các tiêu chí chính thức cho việc đặt tên

Lần này, đối với virus 2019-nCoV, người ta sẽ đặt tên theo những “tiêu chí” mà WHO đã đưa ra vào năm 2015 để giải quyết những mâu thuẫn trong quá trình đặt tên.

Những tiêu chí này bao gồm: tên không được nhắc đến vị trí địa lí, tên người, loài động vật, đặc trưng văn hóa, và cũng không được bao hàm những cụm từ “gợi lên sự sợ hãi”, ví dụ như “không rõ”, “chết người”, “tử thần”, “đại dịch”

WHO khuyến khích đặt tên miêu tả được triệu chứng (ví dụ viêm hô hấp, viêm não, khiếm khuyết), nhóm người bị ảnh hưởng (vị thành niên, nhi đồng, sản phụ), thời gian (cấp tính), theo mùa (mùa đông, mùa hè), và có thể dùng định danh theo kí hiệu hoặc số La Mã (Alpha, beta, a, b, I, II, III, 1, 2, 3).

Tuy nhiên những cái tên đầy đủ miêu tả căn kẽ như trên có thể gây trẹo miệng khi nói nên WHO cũng ra một hướng dẫn đánh giá tên viết tắt của dịch bệnh có tính gợi ý hay xúc phạm không.

Ví dụ SARS là viết tắt của “severe acute respiratory syndrome” (Hội chứng viêm đường hô hấp cấp), tuy nhiên SAR cũng là viết tắt của từ “special administrative region” (Đặc Khu Hành Chính), vốn là tên gọi của Hồng Kông sau khi được trao trả về Trung Quốc.

Và tất nhiên Hồng Kông đã không vui với cái tên này khi virus có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng cái tên lại gợi ý nguồn gốc từ Hồng Kông.

Hay trong trường hợp của dịch MERS năm 2012, khi virus của dịch bệnh này được phân tách lần đầu tại phòng nghiên cứu đại học Erasmus University ở Rotterdam ở Hà Lan, nó được gọi là HCoV-KSA1 – virus corona lây sang người từ Vương quốc Ả Rập Xê Út. Do ca nhiễm MERS đầu tiên là một bệnh nhân thiệt mạng ở Jeddah, Ả Rập Xê Út .

Và tất nhiên Vương quốc Ả Rập Xê Út không đời nào chịu tên quốc gia mình gắn với một chủng virus, và sau hơn 5 tháng hội đàm thì các chuyên gia của ICTV, WHO và chính quyền của Ả Rập Xê Út mới thống nhất với cái tên MERS – Middle East respiratory syndrome – Hội chứng hô hấp Trung (Mặc dù thế hiện tại WHO vẫn lấy MERS làm ví dụ cho cái tên không phù hợp vì nó vẫn còn chứa tên của khu vực địa lí).

Raoul de Groot, người chủ trì nhóm nghiên cứu khi đặt tên MERS, cho biết ông hy vọng quá trình này sẽ diễn ra nhanh hơn lần này, do sự bùng phát của 2019-nCoV đã lan nhanh và trở thành tiêu điểm của truyền thông.

Đối với de Grooth, người đã dành 40 năm nghiên cứu về họ virus Corona tại đại học Utrecht ở Hà Lan, điều này thật khó có thể tin được. Vốn dĩ corona virus là một nhánh ít được quan tâm trong lĩnh vực nghiên cứu virus nói chung, trước đó nó chỉ là loại virus ảnh hưởng đến động vật.

Tuy nhiên gần đây những biến thể của nó như SARS, MERS và chủng corona chưa có tên 2019-nCoV đã liên quan đến con người.

“Nếu được lựa chọn, tôi mong rằng lĩnh vực của tôi sẽ vẫn là lĩnh vực ít người biết đến. Vì hiện nay tình trạng bệnh dịch đã lan nhanh đến nỗi một thuật ngữ khoa học tạm thời như 2019-nCoV nay đã thành một quen thuộc của mọi nhà, trước cả khi một cái tên chính thức của nó được đưa ra.


Người Việt Nam ở Hàn Quốc có thể sử dụng Bản đồ Virus Corona để theo dõi tình hình lây lan của dịch viêm phổi cấp ở Hàn Quốc cũng như các địa điểm bệnh nhân đã đến để tránh không bị lây nhiễm.

🚒 BẠN CẦN BIẾT: Hướng dẫn cách phát hiện triệu chứng nhiễm virus COVID-19 & Cách phòng tránh lây nhiễm hiệu quả từ các chuyên gia y tế.

⁉️ ĐỪNG HOANG MANG: 6 Tin đồn về virus COVID-19 & Lời giải thích hợp lý.

🔴 Theo dõi cập nhật tình hình lây lan của virus COVID-19 ở Hàn Quốc và trên thế giới tại đây.

Tổng hợp từ The Atlantic, STATBusiness Insider

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).