Dù bạn là mọt phim Hàn hay là fan cuồng nhiệt của K-Pop thì cũng không dễ dàng đi để hiểu hết ngôn ngữ sử dụng trong các bộ phim cổ trang, đặc biệt là các từ tiếng Hàn cổ và vô số danh hiệu hoàng gia khó hiểu.

Có rất nhiều cụm từ tiếng Hàn hoàn toàn lạ lẫm, thậm chí làm khó ngay cả người dân Hàn, nhất là các bạn trẻ.

Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số từ, cụm từ và câu khẩu lệnh mà bạn thường gặp trong phim cổ trang nhé!

1. Wang (왕) – Vua

Chúng ta đều biết vua là người đứng đầu của một quốc gia thời xưa, thường diện bộ trang phục cầu kỳ, đầu đội mũ miện và uy nghi ngồi tọa trên chiếc ghế đặc trưng dành riêng cho bậc tối cao – ngai vàng.

Vua trong tiếng Hàn là “왕”, đây là phát âm theo tiếng Hán của chữ “Vương”. Hẳn nhiều bạn khá lạ lẫm tại sao vua của nước Hàn cổ không phải là Hoàng Đế mà lại là Vương.

Cần phải giải thích thêm một chút đó là theo quan điểm của các quốc gia xưa, Hoàng Đế là danh xưng của vua một nước lớn, thường là có nhiều nước chư hầu. Với nước nhỏ hơn như Cao Ly, vua sẽ chỉ nhận danh xưng là Vương.

Ở các triều đại Trung Hoa xưa, các hoàng tử (trừ thái tử) cũng thường được phong Vương và ban cho đất phong là khu vực do Vương làm chủ và thần phục Hoàng triều.

2. Wang-myeong / Go-myeong (왕명/고명) – Thánh chỉ (Vương mệnh/Cao mệnh)

Vương mệnh tức thánh chỉ hay mệnh lệnh của vua.

3. Manse (만세) – Vạn tuế!

Trong tiếng Anh, đây là một câu cảm thán chiến thắng, về cơ bản có nghĩa là bá đạo, tuyệt đỉnh! Tuy nhiên, trong tiếng Hàn cổ xưa, đây là phiên âm của từ Mười vạn năm (Vạn thế) và được sử dụng để chúc nhà vua sống lâu.

Đó là lý do tại sao bạn có thể nghe thấy mọi người hét lên manse, manse, manmanse! Khi một vị vua mới lên ngôi (kiểu như Vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế). Nó cũng là một điệp khúc khá hay trong bài hát của nhóm SEVENTEEN.

4. Wangbi / Daebi (왕비/대비) – Vương phi/Vương thái phi

Tương tự như cách giải thích về Vương ở trên, ở các triều đại Cao Ly, vợ của vua có danh xưng là Vương phi (왕비) thay vì Hoàng hậu. Trong khi đó, mẹ của vua sẽ là Vương thái phi (대비). Nếu một vị vua còn quá trẻ để lên ngôi thì vương thái phi thường sẽ là người thay thế tạm thời nắm giữ quyền lực.

5. Jeonha / Mama (전하 / 마마) – Muôn tâu Hoàng thượng / Hoàng hậu

Các cụm từ này có thể được sử dụng để bày tỏ lòng trung thành và tôn kính của bầy tôi đối với vị vua hoặc hoàng hậu, vương phi. Đó là lý do tại sao bạn thường hay nghe nhà vua được gọi là “Jeonha” (điện hạ) hoặc gọi vương thái phi là “daebi-mama” (대비 마마), ý như là muôn tâu điện hạ/thái phi.

6. Gama (가마) – Kiệu

Gama là chiếc kiệu hay dùng để đưa rước hoàng thân, quý tộc hay những thân phận cao quý.

7. Wangseja (왕세자) – Vương thế tử

Dĩ nhiên, trong hầu hết các bộ phim cổ trang Hàn Quốc, đây thường là nhân vật cao lớn, đẹp trai, lôi cuốn và đặc biệt là một ngày nào đó sẽ lên ngôi!

Lại một lần nữa, wangseja, con trai lớn nhất của nhà vua nước Cao Ly, sẽ nhận danh xưng Vương thế tử, đồng thời được gọi là “wonja” (원자) trước khi chính thức nhận tước hiệu wangseja.

Tên này thường gọi ngắn gọn thành seja (thế tử) và được ghép với từ jeoha (저하, tương tự như Điện hạ) hoặc là là “seja-jeoha” (세자저하 – Thế tử điện hạ)

8. Seong-eun-i mang-geuk-ha-omnida (성은이 망극하옵니다) – Tạ ơn hoàng thượng.

Đây là một câu nói hay! “성은이 망극하옵니다” dịch theo đúng nghĩa đen là “Thánh ân vô cực”. Do đó đây là một cụm từ quan trọng mà mọi người sử dụng để cảm ơn nhà vua khi được ban tặng lời khen ngợi, ban thưởng hoặc thậm chí là biết ơn nếu được nhà vua đưa ra một hình phạt nhẹ nhàng hơn so với tội trạng (kiểu khoan hồng, ân sủng).

9. Nanjang-hyeong (난장 형) – Đánh bằng roi (Trượng hình)

“난장형” dịch theo nghĩa đen là “Loạn trượng hình”, tên gọi một hình thức tra tấn khá phổ biến (và đầy đau đớn) trong các bộ phim truyền hình cổ trang.

Nạn nhân bị đánh bằng gậy, thường được cuộn lại trong một tấm thảm rơm. Mặc dù không phải là bản án tử hình, nhưng “nanjang-hyeong” có thể dẫn đến cái chết tùy thuộc vào mức độ nhẹ tay hay nặng tay.

10. Daegun (대군) – Đại nhân (Đại quân)

Chức danh hoàng thái tử chỉ có một và những người con trai khác của nhà vua với các quý phi được gọi là “daegun” (대군), hoặc “hoàng tử”. Họ thường được gọi nghĩa là “Thưa quan lớn”.

11. Gongju (공주) – Công chúa

Trong khi các bộ phim truyền hình có xu hướng tập trung vào hoàn cảnh của hoàng tử và người yêu của họ, thì chúng ta có thể không chú tâm đến những nàng công chúa xinh đẹp! Công chúa là con gái vua với vợ được gọi là gongju, hay hay thường là gongju-mama (공주마마).

12. Agasshi (아가씨) – Tiểu thư

Bạn thường nghe những gia nhân và người giúp việc xưng hô với con gái của một gia đình quý tộc là agasshi, hay hay phiên bản rút gọn là “asshi” (아씨).

13. Nu-i / Orabeoni (누이 / 오라버니) – Chị gái/anh trai

Bạn có thể quen với các từ “noona”, “oppa” trong các hội thoại thông dụng của Hàn Quốc. Em trai gọi chị gái là “noona” (누나), em gái gọi chị gái là “eonni” (언니). Hoặc em trai gọi anh là “hyung” (형) hoặc em gái gọi anh trai là “oppa” (오빠).

Tuy nhiên trong các bộ phim cổ trang, bạn sẽ nghe thấy thuật ngữ cổ xưa, “nu-i” (누이) đối với chị gái và “orabeoni” (오라버니) là gọi anh trai.

14. Yangban (양반) – Quý tộc

Người yangban là giai cấp thống trị ưu tú trong triều đại Joseon: tất cả các quan chức và học giả trực thuộc bộ máy cơ yếu của chính quyền. Trong phim truyền hình, từ này chỉ những quý tộc tốt bụng, người cố vấn cho nhà vua và giúp đỡ hoàng tộc, nhưng cũng có thể dùng để gọi những người xấu, ở phe phản loạn với âm ưu lật đổ chính quyền, giành lấy quyền lực!

15. Baek-seong (백성) – Bách tính, dân chúng

Trong những bộ phim cổ trang, không phải lúc nào cũng chỉ xoay quanh cuộc sống trong cung điện với hoàng thượng, hoàng phi, công chúa và hoàng tử. Cũng có những người bình thường: dân chúng của một đất nước!

16. Gol-pum-je-do (골품 제도) – Chế độ cốt phẩm

Chế độ cốt phẩm là một hệ thống đẳng cấp trong Silla cổ đại, tách biệt xã hội dựa trên những người có liên quan đến ngai vàng.

Thứ hạng cao nhất, Vương tộc gồm có “seonggol” (성골 – thánh cốt – phụ mẫu đều thuộc vương tộc) và “jingol” (진골 – chân cốt – phụ mẫu có một bên là vương tộc hoặc đều là chân cốt). Quý tộc bình thường thì thuộc vào các đầu phẩm trong 6 đầu phẩm dưới.

Chế độ này vô cùng chặt chẽ, phân chia rõ ràng địa vị xã hội từ màu sắc y phục tới hạn định sở hữu đất đai và thăng quan tiến chức.

17. Hwarang (화랑) – Hoa lang

Các chàng trai đẹp như hoa (“hwa” / 화 có thể hiểu là “bông hoa”). Hwarang là một nhóm thanh niên trong thời kỳ Silla được đào tạo về văn hóa, võ thuật và nhiều mục đích học thuật khác nhau… đồng thời, cũng được biết đến là cực kỳ đẹp trai, giống như trong bộ phim nổi tiếng Hwarang của đài KBS.

18. Gung (궁) – Hoàng cung

Nơi mọi chuyện bắt đầu là từ đây! Cụ thể hơn, các phần khác nhau của cung điện có tên gọi khác nhau, chẳng hạn như vương phi sống ở cung điện chính hoặc “Junggungjeon” (중궁전 – Trung cung điện), trong khi Vương thế tử sống trong cung điện phía Đông (동궁 – Đông cung).

Đôi khi những cung này còn được gọi theo chức danh mà chủ nhân đang sống, ví dụ như “Donggung” còn được gọi là “Cung thế tử”.

19. Gisaeng (기생) – Kỹ nữ

“Gisaeng” là nữ ca kỹ, mua vui giải trí trong triều đại Joseon. Giới quý tộc thượng lưu và hoàng gia thường rơi vào “lưới tình” bởi sự quyến rũ của họ trong các bộ phim cổ trang, và chắc chắn là một vài rắc rối diễn tiến sau đó!

20. Wangja/gun (왕자/군) – Hoàng tử/ Hoàng quân

Con trai được sinh ra bởi nhà vua và các quý phi, cũng như con trai của hoàng thái tử, được gọi là “gun” (군), và xưng hô là “Quan lớn” (“daegam” / 대감). Những vị hoàng tử này và vương thế tử, được gọi đơn giản là “wangja” (왕자) cho đến khi họ đủ lớn để đảm nhận vị trí sau này của mình.

XEM THÊM:

Tổng hợp từ soompi

author-avatar

About Hebe Nguyen

Thích được tự mình tìm hiểu những điều nhỏ bé nhất liên quan đến đất nước Hàn Quốc. Mỗi điều khám phá đều mang nét đáng yêu riêng.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).