Xã hội chúng ta đang dần bước vào cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 với rất nhiều sự thay đổi về cả tư duy lẫn phương thức làm việc truyền thống.

Mới đây, Tổ chức Sáng tạo và Công nghệ Thông tin của Hoa Kỳ đã đưa ra một báo cáo “Robot và sản xuất, tương lai của việc làm”.

Hình ảnh robot sản xuất và đóng hộp Pizza – Điều mà trước đây chỉ con người có thể làm

Theo đó, báo cáo dự đoán rằng trong tương lai Robot sẽ gần như thay thế hoàn toàn sự xuất hiện của con người tại các ngành công nghiệp, xây dựng. Điều này càng dễ hiểu khi năng suất và khả năng làm nhiều việc cùng một lúc của robot là cao hơn con người.

Cùng với đó, xét trên khía cạnh kinh tế, các doanh nghiệp cũng ưu tiên sử dụng robot bởi chúng có chi phí sử dụng thấp hơn nhiều và không cần phải trả lương như thuê lao động.

Một vài nghiên cứu gần đây cũng cho rằng robot đang được sử dụng nhiều ở các nước công nghiệp hơn là ở các nước có mức lương lao động thấp hơn.

Điều này kéo theo sự mất ổn định việc làm xuất hiện nhiều hơn tại các quốc gia phát triển do chính sách “robot hóa” nhà máy của các công ty được nhận rộng. Ngay cả chính phủ cũng đang khuyến khích các doanh nghiệp làm điều này bởi tính ưu việt của nó trong tương lai.

Ngay tại Việt Nam, những nhà máy “robot hóa” đã xuất hiện/ Ảnh: Nhà máy ôtô Vinfast

Sử dụng robot và tự động hóa: Ở đâu, bao giờ và được gì ?

Theo ITIF, các hệ thống sản xuất trong tương lai nên được xem xét trong 2 lĩnh vực: năng suất và khả năng cạnh tranh quốc tế.

Những tiến bộ trong mạng lưới giao thông và công nghệ thông tin (CNTT) trong 40 năm qua cũng đã mang lại rất nhiều lợi ích cho các quốc gia có chi phí nhân công thấp.

Từ giữa những năm 1970, các ngành công nghiệp sản xuất công nghệ thấp như dệt may, quần áo, giày da xuất hiện ở Đông Á và Mỹ Latinh. Điều này cũng tạo nên sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Đức, Pháp…Theo đó ngành nhập khẩu nội thất tại Hoa Kỳ đã tăng lên 30% trong 8 năm, ngành dệt may quần áo chỉ còn chiếm 1.7% giá trị nền kinh tế.

Trong tương lai, Robot và tự động hóa cũng sẽ thay đổi hoàn toàn cơ cấu thị trường như cách mà ngành CNTT và thương mại đã làm 40 năm trước.

Theo nghiên cứu, các quốc gia có mức lương thấp thường có tỷ lệ chấp nhận robot thấp hơn ở các quốc gia có mức lương lao động cao.

Điều này hoàn toàn dễ hiểu nếu tính trên lợi ích kinh tế, ở các quốc gia có mức nhân công thấp, việc sử dụng robot thay thế con người sẽ tốn kém hơn nhiều. Ví dụ, để thay thế 2 nhân công sản xuất bằng robot, chính phủ sẽ cần tiêu tốn khoảng 250.000 USD ( khoảng 6 tỷ VNĐ).

Tính về lâu dài, Mỹ sẽ mất một năm để hoàn lại vốn bởi lợi ích mà robot mang lại hơn con người. Thế nhưng, Mexico lại mất tới 8 năm 4 tháng và thậm chí Philippines còn mất tới hơn 30 năm.

Điều này dẫn tới tâm lý ngại thay thế Robot và tự động hóa ở các quốc gia đang phát triển bởi lợi ích của nó không xuất hiện ngay trong khi chi phí ban đầu lại quá lớn.

Chi phí để lắp đặt robot ban đầu cũng không hề rẻ

Tuy nhiên, có một tín hiệu đáng mừng rằng chi phí của robot đang giảm dần và hiệu suất được cải thiện đáng kể.

Tập đoàn tư vấn Boston dự kiến rằng giá của robot sẽ giảm khoảng 30% và hiệu suất cũng sẽ tăng 5-10% trong thập kỷ tới. Giả sử nếu giá robot giảm xuống 50.000 USD, các quốc gia đang phát triển sẽ nhanh chóng hoàn lại vốn hơn, Phillippines sẽ chỉ mất 8 năm thay vì 30 năm như trước.

Các quốc gia đang phát triển sẽ rất dễ lạc hậu trong việc tự động hóa và thay thế robot nếu không nhanh nhạy nắm bắt tình hình, điều này sẽ dẫn đến khoảng cách giữa 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển ngày càng lớn. Bởi khi các nước phát triển “robot hóa” các ngành công nghiệp, năng suất những ngành này sẽ càng vượt xa các quốc gia còn lại.

Mackenzie Global Research, một công ty tư vấn kinh tế toàn cầu, đã phân tích rằng năm 2030, sẽ có một sự chuyển dịch lao động bằng robot và tự động hóa cực lớn tại các quốc gia phát triển.

Bằng cách áp dụng CNTT vào tất cả các khía cạnh của đời sống, sản xuất hiện đại đang được định hình lại.

Thế giới sẽ xuất hiện các ngành sản xuất thông minh như: phần mềm thiết kế hỗ trợ máy tính (CAD), điện toán đám mây, Internet of Things (IoT), công nghệ cảm biến, in 3D, robot, phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và kết nối không dây.

In 3D sẽ là nền tảng cho ngành công nghiệp chế tạo sau này

Số hóa sản xuất sẽ thay đổi cách các sản phẩm được thiết kế, xây dựng, vận hành và bảo dưỡng bằng cách thay đổi các quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng sản xuất.

Hệ thống sản xuất hiện tại là sản xuất hàng loạt bằng nhân công, hiện đang được thúc đẩy ở các nước có mức lương thấp.

Sự hội tụ của công nghệ kỹ thuật số và sản xuất đang dẫn đến một mô hình sản xuất ngày càng mới.

Nói cách khác, mô hình mới cho phép sản xuất phân tán trong các nhà máy từ nhỏ tới lớn trên toàn thế giới. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Tự do Bozenbolzano ở Ý đã nghiên cứu các công nghệ mới để cho phép các hệ thống sản xuất có thể phân tán theo địa lý một cách dễ dàng.

Trong một cuộc khảo sát của Citi Group với 238 khách hàng, 70% cho biết tự động hóa đang củng cố sản xuất và đưa khái niệm chế tạo đến gần hơn với nhu cầu.

Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), robot có thể sẽ được dùng để thay thế hình thức đầu tư ra nước ngoài off-shoring (một hình thức sản xuất, trong đó các công ty đặt nhà máy ở nước ngoài để giảm chi phí nhân công).

Offshoring từng là một biện pháp tối ưu dành cho các nhà máy để giảm chi phí sản xuất

Robot và việc làm

Trong tương lai, thất nghiệp sẽ là một một vấn đề đáng lưu tâm do ảnh hưởng của robot và tự động hóa.

Cảnh báo về sự phá hủy việc làm của con người mà các hệ thống sản xuất tương lai sẽ mang lại đã được nêu ra ở một số nơi.

Thất nghiệp sẽ là ảnh hưởng đầu tiền của robot đến con người

Carl Benedict của Đại học Oxford ở Anh từng chỉ ra rằng vào năm 2013, 47% số việc làm ở Mỹ có nguy cơ biến mất khi công nghệ sản xuất mới được phát minh.

Điều này cũng cảnh báo rằng các hệ thống sản xuất tự động hóa trong tương lai sẽ gây ra nguy cơ thất nghiệp lớn trên toàn thế giới.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang mang lại sự tăng trưởng về năng suất một cách nhanh chóng. So với các cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, người ta cho rằng sự thay đổi của AI nhanh hơn 10 lần và lớn hơn 300 lần, còn về mức độ tác động, nó đạt tới 3000 lần.

Dĩ nhiên đây cũng chỉ là dự đoán mơ hồ bởi có rất ít bằng chứng và không hoàn toàn dựa vào số liệu phân tích lịch sử.

Kết quả của dựa đoán chỉ là ước tính theo cấp số nhân của McKinsey, chủ yếu đề cập đến tỷ lệ áp dụng các công nghệ cụ thể, như trong ngành điện thoại di động, để ước tính tốc độ đổi mới toàn thể ngành công nghệ nói chung. Nhìn chung những số liệu này vẫn chỉ mang tính khái quát.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi các khu vực có mức độ áp dụng robot cao đã làm giảm tăng trưởng việc làm hoặc tăng trưởng việc làm thấp hơn so với toàn bộ nền kinh tế.

Đã có những nghiên cứu về tác động của robot công nghiệp đến việc làm ở 116 khu vực tại 15 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu.

Theo đó, các lĩnh vực mà việc robot được áp dụng đã tăng đáng kể còn nguồn lao động đã tăng trưởng dần chậm lại.

Các nhà nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã phân tích tác động của robot công nghiệp đối với thị trường lao động Mỹ năm 2017 và thấy rằng việc robot được giới thiệu lần đầu đã dẫn đến giảm việc làm đáng kể.

Họ ước tính rằng 360.000 đến 670.000 việc làm đã bị mất đi sau khi robot được ra mắt từ những năm 1990.

Nhưng các nhà phân tích khác lại nói rằng đó chỉ là một phần nhỏ trong số 130 triệu việc làm tại Hoa Kỳ. Thay vào đó, khi đưa vào các biện pháp thay đổi sử dụng máy tính tại nơi làm việc, đã có rất nhiều tác động tích cực tới cuộc sống.

Một số nghiên cứu đối lập lại cho rằng không có bằng chứng về việc việc làm bị mất đi.

Trung tâm nghiên cứu kinh tế châu Âu báo cáo rằng điều này do tự động hóa đã thay thế công việc, nhưng công việc mới đã được tạo ra do nhu cầu sản phẩm tăng. Ở Tây Ban Nha, khoảng 10% việc làm mới được tạo ra sau khi robot được các nhà sản xuất giới thiệu.

Những công việc mới như bảo trì, cải tiến robot, hệ thống sản xuất mới xuất hiện. Đây là những công việc mà trước đây chưa từng có.

Như vậy có thể thấy, robot vừa tạo ra những công việc mới nhưng cũng đồng thời loại bỏ đi những ngành nghề đơn giản, lỗi thời. Điều quan trọng là cách mỗi người tận dụng nó và tự tạo cho mình cơ hội để vươn lên.

Robot, tiền lương và bất bình đẳng

Nhiều người tin rằng sự xuất hiện của robot sẽ rất dễ dẫn đến bất bình đẳng thu nhập. Sự bất ổn này sẽ càng làm khuếch đại sự lo lắng trong tầng lớp lao động chân tay.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các nhà nghiên cứu của Đại học Indiana báo cáo rằng con người chúng ta đang sợ cuộc cách mạng robot.

Thật vậy, các nhà phân tích đã tạo ra bốn mô hình, tận dụng các hiệu ứng ngắn hạn và dài hạn và phân phối robot trong sản xuất, tất cả đều thấy rằng robot tăng năng suất cho các ngành công nghiệp nhưng lại giảm tiền lương của con người.

Tiền lương sẽ bị cắt giảm ở những ngành nghề lao động chân tay

Nhưng điều này cũng chưa hẳn hoàn toàn đúng, đó cũng vẫn chỉ là những phân tích, dự đoán dựa trên những gì đã xảy ra trong quá khứ.

ITIF tin rằng việc sử dụng máy kéo, thang máy và trao đổi điện tử từ năm 1850 đến 2015 đã gây ra nhiều biến động trong công việc nhưng cũng đồng thời tăng cơ hội việc làm. Tự động hóa đã tăng năng suất theo cách bổ sung cho lao động và dẫn đến nhu cầu lao động tăng lên.

Vẫn có những ý kiến cho rằng tự động hóa làm tăng hiệu quả công việc, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và mức lương thấp hơn.

Nhưng các chuyên gia nói rằng có một vấn đề với các giả thuyết này.

Lập luận kinh tế cổ điển cho rằng khi “cung tăng mà cầu không tăng sẽ dẫn đến sự bất ổn về giá cả”, đây là điều logic dễ dàng nhận thấy. Nói một cách đơn giản hơn, tăng năng suất sẽ dẫn đến giảm giá thành.

Vì vậy, lương của người lao động cũng từ đó mà giảm theo sản phẩm.

Một vấn đề khác cũng sẽ xuất hiện khi con người bị thay thế bởi robot là sự bất bình đẳng trong xã hội.

Như đã nói, Robot sẽ không thể thay thế hoàn toàn con người trong tất cả lĩnh vực trên thế giới. Sẽ có những ngành nghề cần sự sáng tạo, trí não của con người vẫn tồn tại và phát triển.

Những ngành nghề cần sự sáng tạo của con người vẫn sẽ tồn tại

Những ngành sử dụng lao động chân tay như xây dựng, cơ khí, may mặc sẽ bị đào thải do sự xuất hiện của robot.

Khi đó những ngành cần trí não sử dụng con người sẽ tăng lương trong khi những người lao động chân tay lại thất nghiệp. Điều càng làm trầm trọng thêm khoảng cách giàu nghèo và sự bất bình đẳng trong xã hội.

XEM THÊM: Người mẹ gặp lại con gái đã mất nhờ công nghệ thực tế ảo VR

Tổng hợp từ Naver Blogs

author-avatar

About Hye U Hwang

Yonsei Univ 19.5. Hàn Quốc có 3800 gam màu khác nhau với mỗi người, quan trọng bạn chọn màu nào để sống...

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).