Từ những năm 1980, Hàn Quốc đã thực hiện các nỗ lực lập pháp để cắt giảm lượng rác thải thực phẩm. Gần đây nhất, vào năm 2013, một Đạo luật đã được ban hành yêu cầu người dân Hàn Quốc phải bỏ rác thải thực phẩm trong các túi phân hủy sinh học.

Được biết, Hàn Quốc có dân số 51.3 triệu dân, đang nỗ lực trở thành một “xã hội sạch” với chính sách “Trả tiền khi vứt rác” (Pay as you throw). Chính sách này được tối ưu hóa trong việc cắt giảm rác thải thực phẩm và ổn định nền nông nghiệp.

Trước tiên, để thực hiện chính sách này, các túi rác thải thực phẩm có thể phân hủy sinh học phải được đặt trong các thùng thu gom rác thải được chỉ định. Sau đó, rác thải sẽ được cân, tùy vào khối lượng mà người dân phải chi trả một khoản phí tương ứng.

Ở nhiều khu vực tại Hàn Quốc, công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) được sử dụng để cân rác thải. Các tòa nhà dân cư mới xây dựng sẽ được cung cấp thùng nhôm phân loại rác, đặt tại các khu vực tái chế chung, để cư dân ký gửi rác thải thực phẩm.

Mỗi cư dân được phát một thẻ nhận dạng điện tử. Khối lượng của rác thải được xác định mỗi khi thùng được sử dụng và người dân phải trả phí vào cuối mỗi tháng.

Image result for phân loại rác thải sinh hoạt

Tái chế rác thải thực phẩm tiết kiệm cho Hàn Quốc tới 600.000USD. Rác thải thực phẩm sẽ được tái sản xuất và sử dụng, phục vụ đời sống người dân trong nhiều khía cạnh. Nó có thể được sấy khô để sử dụng làm phân trộn cho các khu vườn đô thị, làm thức ăn chăn nuôi, hoặc tạo ra nhiên liệu sinh học.

Một hộ gia đình (bốn người) tiêu tốn khoảng 6USD/tháng vào việc mua túi rác và trả tiền cho xử lý rác thải thực phẩm. Các khoản phí này sẽ được trả cho 60% chi phí duy trì hệ thống RFID và tái chế.

https://www.nycfoodpolicy.org/wp-content/uploads/2020/03/shutterstock_554954620-960x500.jpg

Vào năm 1986, Hàn Quốc ban hành Luật Quản lý chất thải, để khuyến khích chính sách “3 chữ R” bao gồm “Reduce” (Cắt giảm), “Reuse” (Tái sử dụng) và “Recycle” (Tái chế).

Năm 1992, Chính phủ cũng đã thiết lập Đạo luật xúc tiến tiết kiệm và tái chế tài nguyên, đưa ra khái niệm “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Theo đó, họ được yêu cầu mua túi rác theo chỉ định và trả phí xử lý rác thải.

Tuy nhiên, vào cuối những năm 1990, Hàn Quốc có sự gia tăng đáng kể lượng rác thải thực phẩm. Điều này xuất phát từ việc mức sống người dân cao hơn, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm cũng theo đó tăng lên. Năm 2005, việc đưa rác thải thực phẩm đến các bãi rác trở thành hành vi bất hợp pháp.

Image result for rác thải thực phẩm ở Han Quoc

Hàn Quốc là một trong những nước có lượng rác thải thực phẩm lớn nhất thế giới. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ “văn hóa banchan” (반찬) với nhiều món ăn phụ đi kèm mỗi bữa ăn, tạo ra một lượng đáng kể thức ăn thừa.

Bên cạnh đó, lượng rác thải lỏng được ném xuống vùng biển dọc theo bờ biển Hàn Quốc với khối lượng 3.800 tấn/ngày. Điều này gây hại đến các sinh vật biển và dân cư ven biển, đặc biệt là ngư dân. Do đó, mọi người được khuyến khích không vứt rác thải lỏng khi lượng chất lỏng còn lại quá nhiều.

Hàn Quốc hiện đang tái chế hơn 95% rác thải thực phẩm, tăng từ mức dưới 2% vào năm 1995. Tuy nhiên, chủ tịch Phong trào Không rác thải ở Hàn Quốc tuyên bố rằng, cần phải làm nhiều hơn để giảm lượng rác thải này.

XEM THÊM: Seoul thay đổi quy định phân loại rác mới, áp dụng toàn quốc từ tháng 1/2021

Tổng hợp từ Nycfoodpolicy

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).