Sau một loạt những nỗ lực đấu tranh đòi “quyền” – không phải là “quyền lợi” mà là “quyền” của người thầy trên bục giảng, cuối cùng chính phủ Hàn Quốc đã lắng nghe tiếng nói của các giáo viên.

Ngày 17/8, Bộ giáo dục Hàn Quốc đã thông báo việc sửa đổi Luật giáo dục Tiểu học, Trung học cơ sở để làm rõ về quyền của giáo viên trong hướng dẫn học sinh.

– 초·중·고교서 휴대전화 압수 가능…수업 방해하면 ‘교실 밖으로’

Học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông dùng điện thoại trong giờ có thể bị tịch điện thoại; nếu làm ảnh hưởng tới lớp học có thể bị đuổi ra khỏi lớp.

Theo quy định mới, nếu một học sinh không tuân theo hướng dẫn của giáo viên, và cố tình cản trở việc giảng dạy, sẽ được coi là vi phạm quyền hạn giảng dạy và có thể yêu cầu hiệu trưởng nhà trường xử lý kỷ luật. Giáo viên cũng có quyền đề xuất với phụ huynh cùng hợp tác thực hiện các cuộc kiểm tra, tư vấn và điều trị nếu thấy cần có sự can thiệp của chuyên gia.

(Gần đây có nhiều học sinh bị rối loạn cảm xúc, hành vi dẫn đến trường hợp học sinh đánh chửi cả bạn và giáo viên, nhưng phụ huynh từ chối tư vấn, điều trị vì cho đây là hành vi “quan tâm và can thiệp quá mức”.)

Phụ huynh cũng có thể chủ động yêu cầu cô giáo tiến hành tư vấn, nhưng thời gian và cách thức sẽ được thảo luận trước. Đặc biệt, giáo viên có thể từ chối tư vấn ngoài giờ làm việc và những nội dung không thuộc quyền hạn nhiệm vụ của mình, đồng thời có thể ngừng tư vấn nếu có phát ngôn lăng mạ, đe dọa hoặc hành hung trong quá trình tư vấn.

– 유치원도 학부모가 교권침해하면 유아 ‘퇴학’ 가능

Trẻ mẫu giáo cũng có thể bị đuổi học nếu phụ huynh xâm phạm quyền giáo viên

Bộ giáo dục còn ban hành thêm “Hướng dẫn bảo vệ hoạt động giáo dục mẫu giáo”. Theo đó, hiệu trưởng trường mầu non về phạm vi hoạt động giáo dục của giáo viên, quy định dành cho phụ huynh, thủ tục xử lý khi có hành vi vi phạm hoạt động giáo dục.

Nếu người giám hộ (phụ huynh) vi phạm quyền giảng dạy, con cái của phụ huynh này có thể bị đình chỉ học, bị đuổi học hoặc phải nhận tư vấn, hoàn thành khoá học hướng dẫn của nhà trường.

Ngoài ra, các quan chức trong Sở giáo dục các tỉnh thành cũng phải đặt ra các tiêu chuẩn tiếp nhận khiếu nại của phụ huynh và đưa những nội dung này vào nội quy trường mẫu giáo có thẩm quyền.

Các quy định trên sẽ chính thức có hiệu lực và được thi hành từ ngày 1/9 trên toàn quốc, áp dụng thí điểm và thông báo hành chính từ ngày 18 ~ 28/8.

Có được những thay đổi trên, một phần công lớn thuộc về cô giáo ở trường tiểu học Seocho, Seoul. Cô đã lấy cái chết của mình làm hồi chuông cảnh tỉnh cho những giáo viên Hàn Quốc.

Vào ngày 18/7 cô giáo (23 tuổi) tại một trường tiểu học ở quận Seocho, Seoul đã tự vẫn vì không chịu được áp lực khi thường xuyên phải nghe khiếu nại và những lời chỉ trích của phụ huynh, điển hình như có phụ huynh còn gửi tin nhắn với nội dung: “Cô không có tư cách làm giáo viên.”

Các đồng nghiệp thay ảnh avatar có hình dải ruy băng đen để tưởng niệm cô, nhưng ngay lập tức liền nhận được tin nhắn của phụ huynh: “Cô nên biết là mỗi hành động của các thầy cô đều gây ảnh hưởng lớn cho học sinh. Sự việc này chưa xác định đúng sai thế nào mà cô để ảnh này sẽ khiến học sinh bị tổn thương.”

Khu vực Seocho, Gangnam là khu đắt đỏ và sầm uất nhất Hàn Quốc. Người dân Hàn Quốc ở đây không ngại chi các khoản tiền lớn để đầu tư cho con em mình, vì vậy, môi trường học tập ở các trường học ở khu vực này tất nhiên đảm bảo chất lượng cao nhưng cũng tạo ra bầu không khí đua tranh quyết liệt.

Qua sự việc đau lòng hơn, có thể thấy thêm một mảng tối của giáo dục Hàn Quốc, không chỉ  học sinh mà cả các giáo viên cũng phải chịu khá nhiều áp lực và “sợ” phụ huynh. Một số phụ huynh coi giáo dục như một “hình thức dịch vụ”, và giáo viên là “nhân viên chăm sóc khách hàng”. Họ gây sức ép với giáo viên như nhắn tin, gọi điện bất kể thời gian và luôn kỳ vọng vào thành tích học tập của con em mình. 

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).