Ngày 5/3/2020, khoảng 17:52, chị A (44 tuổi) , một người dân sống ở quận Cheoin, thành phố Yongin, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc đã cùng con gái 4 tuổi đi mua sắm tại siêu thị Emart chi nhánh Yongin.

Như thường lệ, chị đặt con gái ngồi ở vị trí được thiết kế dành cho trẻ nhỏ trên xe đẩy hàng siêu thị rồi di chuyển từ tầng 3 xuống tầng 2 bằng cầu thang cuốn. Lúc đó, xe đẩy trong trạng thái trống, không có hàng hóa.

Trên đường di chuyển trên thang cuốn, đúng lúc chị A buông tay cầm xe đẩy, bất ngờ chiếc xe tự động trượt xuống, lao đi nhanh như tên bắn. Chiếc xe đẩy có bé gái 4 tuổi ngồi trên bị trượt đi 20m và đâm sầm vào một chiếc tủ trưng bày hàng ở tầng 2.

Trong lúc hoảng hốt chạy theo để giữ chiếc xe đẩy, chị A đã bị ngã lăn xuống phía cuối cầu thang cuốn. Chiếc quần bò chị mặc bị rách toạc, đầu gối trầy xước khoảng 3cm, eo và lưng bị bầm tím.

Chị A bị trầy xước và bầm tím khắp cơ thể sau tai nạn.

Bé gái ngồi trên xe đẩy hoảng sợ khóc thét lên khi chiếc xe đẩy hàng lao xuống. Chị A ôm chặt và dỗ dành con gái nhỏ. May mắn là bé không bị chấn thương nặng. Tuy nhiên tai nạn lần này có thể sẽ để lại một số di chứng về mặt tâm lý cho bé như sợ hãi, từ chối ngồi lên xe.

Nhiều bố mẹ “vô tư” để con ngồi trên xe đẩy hàng siêu thị mà không tuân thủ các quy tắc an toàn.

Theo giải thích của siêu thị Emart chi nhánh Yongin, chiếc xe đẩy hàng mà con gái chị A ngồi có thiết bị điều khiển giảm xóc bị mòn. Đây chính là nguyên nhân gây ra tai nạn đáng tiếc.

Đường rãnh trên thang cuốn ăn khớp với đường rãnh trên chiếc xe đẩy hàng. Đây là cách thức hãm phanh tự động của chiếc xe đẩy. Tuy nhiên, do bộ phận giảm xóc của xe đẩy bị mòn nên hệ thống hãm phanh tự động không thể hoạt động bình thường.

Tai nạn trên nhiều khả năng bắt nguồn từ khâu quản lý xe đẩy hàng yếu kém của siêu thị. Chồng chị A bày tỏ ý kiến không hài lòng: “1 ngày có đến hàng chục, hàng trăm người sử dụng xe đẩy hàng siêu thị. Tai nạn kiểu này có thể sẽ lại tái diễn.

Điều đáng nói là động thái coi nhẹ vụ tai nạn của ban quản lý siêu thị Emart. Cách thức xử lý như thế sẽ đe dọa đến sự an toàn của người dân”.

Phía siêu thị Emart thừa nhận trách nhiệm về vấn đề quản lý yếu kém. Một nhân viên phụ trách quản lý siêu thị cho biết: “Không có một tiêu chuẩn quy định rõ ràng về độ bền, tuổi thọ của xe đẩy hàng siêu thị. Thông thường, khi bộ phận giảm xóc trên thiết bị điều khiển của xe đẩy bị mòn khoảng 2mm thì chúng tôi sẽ tiến hành thay thế.

Nếu một đồng xu 100KRW có thể chèn vào giữa các khoảng trống trên thiết bị điều khiển thì cần phải thay thế. Sau khi phát sinh tai nạn, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra tất cả xe đẩy hàng và thay thế toàn bộ những thiết bị điều khiển bị mòn.

Những chiếc xe đẩy hàng siêu thị dù được kiểm tra, bảo trì định kì cũng không thể đảm bảo an toàn 100%.

Đồng thời, siêu thị Emart sẽ đề xuất các biện pháp để ngăn chặn những tai nạn tương tự tái diễn. Và chúng tôi sẽ hỗ trợ chi phí điều trị cho khách hàng bị tai nạn.

Mặt khác, siêu thị Emart chi nhánh Yongin cho biết có khoảng 500 chiếc xe đẩy hàng. Năm ngoái, siêu thị đã loại bỏ 56 chiếc không đạt tiêu chuẩn sử dụng. Ngoài ra, Emart Yongin còn thay thế bộ phận điều khiển giảm xóc cho 1.200 chiếc xe đẩy.

Đây không phải là vụ tai nạn do xe đẩy hàng siêu thị đầu tiên tại Hàn Quốc. Thực tế, nhiều phụ huynh thường để trẻ nhỏ ngồi trên xe đẩy hàng và di chuyển trên cầu thang trườn. Tuy nhiên, đây không phải là một hành động an toàn, ngược lại, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn.

Lý do xảy ra tai nạn có thể do lỗi kĩ thuật của xe đẩy hàng hoặc cầu thang trườn. Mặc dù hầu hết các siêu thị đều có lịch bảo trì, sửa chữa định kỳ nhưng không thể đảm bảo mức độ an toàn tuyệt đối.

Ngoài ra, lý do gây tai nạn còn do chính các phụ huynh chủ quan, lơ là, không tuân thủ các quy tắc an toàn được khuyến cáo như: không giữ tay trên xe đẩy hàng, không cài dây an toàn trên xe đẩy hàng cho con, sử dụng điện thoại khi đi trên cầu thang trườn, không chú ý đến con…

Ông bố này thậm chí còn cho cả 2 con ngồi trên xe đẩy hàng, vượt quá mức tải trọng của xe đẩy được khuyến cáo.

Trước vụ tai nạn xe đẩy hàng siêu thị trên, cư dân mạng Hàn Quốc thể hiện một số ý kiến như sau:

– Thưa các ông bố bà mẹ, xe đẩy hàng siêu thị là dùng để chở hàng, không phải xe nôi dùng để chở con.

– Trời ạ, để con ngồi lên xe đẩy hàng, không giữ tay vào xe, vô tư đi trên cầu thang trườn, bố mẹ kiểu gì thế? Phải cẩn thận chứ.

– Hành động của người mẹ có khác nào lái xe đến đúng đoạn xuống dốc, cua gấp mà bỏ tay khỏi vô lăng không? Quá nguy hiểm.

XEM THÊM:

Tổng hợp từ Hankyoreh

author-avatar

About Hà Ly Hương

Gặp gỡ Hàn Quốc chỉ như một cuộc dạo chơi. Nhưng một mối nhân duyên đặc biệt đã mang đến cho tôi tình yêu đích thực, khiến tôi gắn bó và yêu mến mảnh đất này.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).