Theo Uỷ ban Bầu cử Trung Ương Hàn Quốc (중앙선거관리위원회), cử tri có thể đi bầu tại 3.508 điểm bỏ phiếu trên cả nước từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối hai ngày 10 và 11/4/2020.

Giữa lúc tình hình dịch bệnh đang đi đến giai đoạn then chốt, Chính phủ đã dự đoán tỷ lệ đi bỏ phiếu của người dân sẽ rơi ở mức thấp. Tuy nhiên, thực tế bất ngờ cho thấy vẫn có rất nhiều người quan tâm và tìm đến các địa điểm bầu cử.

Shu/6bed9286-442d-4117-a3fe-ec41264e11ad.jpg

Con dấu bầu cử khiến nhiều người thích thú chụp ảnh làm kỷ niệm

Bảo đảm an toàn cho cử tri tại các điểm bỏ phiếu là ưu tiên hàng đầu của Ủy ban Quản lý Bầu cử Trung Ương Hàn Quốc, xuất phát từ lo ngại cử tri có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tập thể cao. Cơ quan này cũng tích cực kêu gọi cử tri đeo khẩu trang khi đến điểm bỏ phiếu.

Những người tham gia bỏ phiếu thường chụp ảnh và đăng trên các tài khoản MXH cá nhân. Tuy nhiên, đây được xem như một hành động tiềm ẩn nhiều rủi ro về mặt vệ sinh, tăng nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Bởi con dấu được sử dụng tiếp xúc trung gian giữa hàng nghìn người với nhau, chạm vào da của người này sau đó tiếp tục chạm vào da của người khác.

XEM THÊM: Thực hiện nghĩa vụ công dân với cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc lần thứ 21

Shu/ed92f18d-3e23-4839-a697-e5ba9db66864.jpg

Công dân đi bỏ phiếu sẽ được “đánh dấu” để tránh bầu cử 2 lần

Các chuyên gia khuyên rằng, thay vì thi nhau chụp ảnh bàn tay được đóng dấu “chứng nhận đã bỏ phiếu”, người dân nên chụp ảnh kỷ niệm trước địa điểm bỏ phiếu hoặc cùng với các tấm bảng chỉ dẫn bỏ phiếu bầu cử.

Các cử tri sẽ được kiểm tra thân nhiệt, phải giữ khoảng cách ít nhất 1m với người khác tại điểm bỏ phiếu, khử trùng tay và đeo găng tay trước khi bỏ phiếu.

Nhân viên tại các điểm bỏ phiếu sẽ khử trùng quầy bỏ phiếu và phiếu bầu. Cử tri có thân nhiệt trên 37.5°C hoặc có triệu chứng về hô hấp sẽ được hướng dẫn đến quầy bỏ phiếu riêng để tránh tiếp xúc với người khác.

Lý do rất nhiều người thích thú chụp ảnh kỷ niệm khoe trên trang cá nhân, là bởi mỗi công dân đi bầu cử đều được đóng một con dấu đỏ xác nhận lên tay, để tránh bỏ phiếu 2 lần. Không phải quốc gia nào cũng có cách “đánh dấu” thú vị này.

Shu/1493171666.5304.8.jpg

Biểu tượng con dấu bầu cử của Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, công dân tham gia tổng tuyển cử để bầu các thành viên quốc hội và bầu cử cho người đứng đầu các chính quyền địa phương.

Trước năm 1985, dấu hiệu để “đánh dấu” một người đã bầu cử chỉ là biểu tượng hình chữ “O”. Tuy nhiên, với công nghệ tem phiếu thời bấy giờ, rất khó để có thể ngăn mực in dính sang mặt bên kia của tờ phiếu khi lá phiếu được gấp làm đôi. Chính vì thế đã có một lượng lớn các phiếu bầu bị cho là không hợp lệ, và biểu tượng bầu cử theo đó cũng được thay đổi.

Shu/1493171655.2291.9.jpg

Diễn viên hài Kim Byeong Man tái hiện con dấu bầu cử

Sau này, diễn viên hài Kim Byeong Man được lựa chọn làm đại sứ cho cuộc bầu cử. Ông đã mặc trang phục đỏ và bước vào một vòng tròn đỏ (biểu tượng bầu cử trước đó của Hàn Quốc), biểu tượng bên trong vòng tròn là chữ “Nhân” (人) theo Hán tự, nghĩa là “con người”.

Chính vì thế, nhiều người cho rằng biểu tượng bầu cử mới với chữ “Nhân” nằm trong vòng tròn là đại diện cho con người, cho nhân quyền, quyền bầu cử lựa chọn lãnh đạo chính là ở mỗi công dân. Vòng tròn giống như một dấu chấm phước lành. Trong tiếng Hàn, âm “ㅇ” [ 이응 ] còn biểu tượng cho bầu trời.

Đó là ý nghĩa của con dấu bầu cử được đóng trên tay mỗi công dân Hàn Quốc, nhưng không phải ai cũng biết.

XEM THÊM: Tại sao người Hàn Quốc thích dùng con dấu cá nhân thay cho chữ ký?

Tổng hợp từ Dispatch

author-avatar

About 수하

“Chúng ta không cần phải học giỏi Văn để có thể viết truyện, chúng ta chỉ cần sống ý nghĩa cuộc đời của mình. Và Hạnh Phúc chính là một hành trình!”

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).