Những miếng sườn heo cay được xếp ngay ngắn trên đĩa thức ăn nóng hổi mới được mang lên từ bếp. Hai vị thực khách tròn mắt nhìn nhau trong sự ngạc nhiên. Họ nhìn chằm chằm vào món ăn với vẻ kì lạ. Trước mặt họ là một món ăn phá vỡ tất cả các quy tắc.

Một món ăn đặc trưng của người Hàn Quốc nhưng được hoà chung với phô mai Mozzarella của Ý. Dùng chiếc kẹp nhỏ, thực khách gắp lấy một miếng sườn và cuộn nó trong giải ruy băng phô mai màu trắng tuyệt đẹp.

Đây là một TV show nổi tiếng ở Hàn Quốc “Tasty Road” thực hiện tại các nhà hàng với những món ăn mới lạ, đặc sắc. Tập phim này đã nhấn mạnh tình yêu dành cho phô mai của người Hàn Quốc.

Đi tìm lý do người Hàn Quốc thích phô mai

Một câu chuyện ngắn được kể từ những năm 1980 về cô gái người Mỹ gốc Hàn lớn lên giữa hai nền văn hoá. Cô tự xem mình là người Mỹ, nhưng người thân của cô gây áp lực buộc cô phải trông giống như người Hàn hơn.

Họ đã cấm cô ăn pizza vì người Hàn Quốc thì không ăn phô mai. Người châu Á thường không ăn thức ăn từ bơ sữa. Điều đó đúng cho đến những năm thập niên 1980.

Những ảnh hưởng từ nước ngoài đã phát triển tình yêu với bơ sữa trên đất nước Hàn Quốc, bắt đầu từ thương hiệu sữa Seoul Milk. Công ty sữa lớn nhất tại Hàn Quốc thời bấy giờ được sáng lập từ thời kỳ thuộc địa Nhật Bản.

Sau chiến tranh Triều Tiên, ẩm thực Hàn Quốc bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ Hoa Kỳ. Xúc xích, thịt giăm bông và phô mai chế biến sẵn đã trở thành một phần không thể thiếu trong ẩm thực.

Phô mai miếng đã được thêm vào món canh quân đội Budae Jjigae như một thành phần không thể thiếu.

Kimbap phô mai đã trở nên phổ biến với đông đảo thực khách địa phương. Phô mai cắt lát thì được thêm vào mì ăn liền. Sau này, một nhà sư người Bỉ đã tạo nên phô mai nội địa đầu tiên của Hàn Quốc tại vùng nông thôn phía Nam Imsil.

Những năm 1980, Pizza Hutt đã thâm nhập thị trường Hàn Quốc với quảng cáo về loại phô mai có độ đàn hồi cao.

Tại sao lại xuất hiện phô mai trong những món cay?

Khi người Hàn Quốc thấy căng thẳng, họ luôn muốn ăn một thứ gì đó thật cay. Bất cứ khi nào có khủng hoảng quốc gia, thực phẩm cay lại được bán ra một cách mạnh mẽ.

Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, đã tạo nên cơn sốt Buldak – một loại gà cay nồng. Nó đã từng có ở khắp Hàn Quốc, nhưng ngày nay thì khó tìm thấy.

Đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, món sườn hầm khói cay trở nên thịnh hành. Các thực khách của ông Hahm Ji Bak – chủ quán sườn hầm nhỏ tại khu phố cổ Sillim – đã phàn nàn với ông rằng họ rất thích món sườn hầm và muốn ăn thêm, tuy nhiên vì lưỡi họ đã quá nóng nên không thể ăn thêm được nữa.

Ông Hahm đã thử nghiệm bằng cách làm tan chảy phô mai mozzarella và dùng như một loại nước sốt cho món sườn.

Bơ sữa đã chống lại vị cay để giảm độ nóng của món ăn xuống. Món ăn đã trở nên được ưa chuộng và lan truyền trên phương tiện truyền thông. Khách hàng tìm đến quán của ông Hahm ngày một nhiều.

Chẳng mấy chốc, những quán ăn sao chép công thức của ông Hahm mọc lên như nấm, thậm chí còn sao chép cả tên cửa hàng của ông Hahm.

Tại khu vực Hongdae, các nhà hàng phục vụ các món ăn cay với phô mai sinh sôi nảy nở. Khách hàng sẵn sàng xếp hàng dài để được ăn món đặc biệt này. Cơn sốt ẩm thực đã lan rộng khắp Seoul và sau đó là khắp Hàn Quốc.

Hiện tại Hàn Quốc là nhà nhập khẩu bơ sữa lớn thứ năm của Mỹ. Hàn Quốc tiêu thụ rất nhiều phô mai, thậm chí còn làm ảnh hưởng đến giá sữa của Hoa Kỳ.

Khi sự yêu thích phô mai trong ẩm thực của người Hàn Quốc, thậm chí gây ảnh hưởng đến thị trường sữa toàn cầu, vậy liệu có quá điên rồ không khi cho rằng, phô mai đã là một phần của ẩm thực Hàn Quốc?

XEM THÊM:

Tổng hợp từ Zen Kimchi

author-avatar

About Quý Vy

Từ niềm đam mê nghe nhạc K-Pop và du lịch Hàn Quốc, đã dẫn lối tâm hồn mình vào mê cung của văn hóa, ngôn ngữ, con người, thắng cảnh... và tất cả mọi thứ về đất nước Hàn Quốc

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).