Khách sáo trong tiếng Hàn gọi là 빈말, lời nói sáo rỗng, chỉ mang tính hình thức. Biểu hiện này rộng hơn 인사치레 (chào hỏi lấy lệ). Cũng như cảm ơn hay xin lỗi, biểu hiện khách sáo được dùng rất nhiều trong đời sống hàng ngày. Càng những người lớn tuổi và giao tiếp rộng hoặc kinh doanh lớn lại càng sử dụng nhiều.

Người Hàn Quốc sử dụng cách giao tiếp mang tính hình thức này vì lý do gì? Trong văn hóa giao tiếp của người Hàn Quốc, khách sáo được sử dụng khi:

– Muốn giữ thể diện
– Muốn thể hiện sự khiêm tốn
– Muốn thể hiện sự tình nghĩa
– Muốn duy trì mối quan hệ (đối nhân xử thế)

Các cách sử dụng của KHÁCH SÁO:

Cách dùng phổ biến nhất và thông dụng nhất là thay cho cách chào xã giao. Ví dụ như bạn có thể được mời cơm mà không biết bao giờ sẽ được ăn cơm. Đó chỉ là cách chào, không cần phải giận nếu không được mời cơm sau câu chào này nhé!

Cũng như vậy, khi chia tay, một câu mang tính hình thức khác là Tôi sẽ liên lạc sau nhé! Nhưng bạn cũng không nên chờ đợi sự liên lạc này, nó thay cho câu chào tạm biệt ấy mà.

Để thể hiện sự khiêm tốn, người Hàn Quốc thường khách sáo khi mời vào nhà hoặc mời ăn cơm. Họ cũng gọi ngôi nhà là tệ xá và mong được thứ lỗi khi mời vào nhà. Họ cũng gọi bữa ăn là đạm bạc khi mời, dù bày món ăn nhiều gãy cả chân bàn.

Cứ bày vẽ làm gì là biểu hiện khi ai đó đến nhà và mang quà đến cho bạn. Mặc dù không thể từ chối nhưng bạn cũng không thể đơn thuần nói 감사합니다. Biểu hiện khách sáo Cứ bày vẽ làm gì sẽ phù hợp trong tình huống này.

Ngoài ra, biểu hiện mang tính hình thức còn sử dụng khi bạn đi mua hàng (ngắm mà không mua). Và vì người Hàn Quốc nói khách sáo nhiều nên còn có biểu hiện cảm ơn sự khách sáo nữa…

Nếu có thắc mắc về nội dung bài giảng hoặc muốn góp ý về bài giảng, vui lòng gửi câu hỏi trong phần bình luận bên dưới video của bài giảng, TTHQ sẽ sớm trả lời câu hỏi của các bạn.

One thought on “Biểu hiện KHÁCH SÁO khi giao tiếp bằng tiếng Hàn

  1. Nguyễn ThuThuy viết:

    Rất hay và muốn học ạk

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).