Mọi nhà khoa học vật liệu đều có một lĩnh vực ứng dụng trong đầu. Đối với tôi, đó là lĩnh vực y học.

Giáo sư Shin Mi Kyeong (신미경) làm việc tại Khoa Kỹ thuật Y sinh Toàn cầu, Đại học Sungkyunkwan (성균관대). Khi còn trẻ, chị luôn yêu thích được làm ra một thứ gì đó, đặc biệt những công việc dùng đến tay như cắm hoa hay làm đồ thủ công. Chẳng ai có thể ngờ, 10 năm sau, chị quả thực đã tạo ra một thứ chưa từng có trên thế giới.

Giáo sư Shin là một nhà nghiên cứu trong lĩnh vực vật liệu y tế. Tháng 2/2020, chị đã nhận được Giải thưởng Nhà khoa học trẻ tại Lễ trao Giải thưởng L’Oréal – UNESCO lần thứ 22. Giải thưởng này được trao cho 15 nhà khoa học nữ trẻ, những người đã đạt được những thành tựu nghiên cứu xuất sắc được thế giới công nhận và có nhiều cống hiến trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.

Phát triển công nghệ kim tiêm không máu

Công trình nghiên cứu của giáo sư Shin trong giai đoạn nghiên cứu sinh tại KAIST (Viện Khoa học kỹ thuật Tiên tiến Hàn Quốc) đã từng nhận được nhiều sự chú ý. Đây là một trong những viện nghiên cứu định hướng nghiên cứu khoa học và công nghệ hàng đầu và danh tiếng nhất của Hàn Quốc cũng như châu Á và thế giới.

Công trình của giáo sư Shin nhằm phát triển công nghệ kim tiêm không chảy máu đầu tiên trên thế giới. Bất cứ ai cũng bị chảy máu khi tiêm, nhưng điều đó có thể gây nguy hiểm cho những người mắc bệnh máu khó đông, bệnh nhân tiểu đường và trẻ em cầm máu kém.

Thiết kế kim tiêm của Shin Mi Kyeong được bao phù một chất gel có tác dụng lưu lại trên miệng vết thương khi mũi kim được rút khỏi da thịt, nhờ đó ngăn không cho máu chảy ra ngoài. Kim tiêm được phủ bằng chitosan có chứa thành phần catecholamine, một chất kết dính sinh học có trong con trai Hàn Quốc (홍합), có thể tan ra và bài tiết trong cơ thể.

Sau nhiều lần thử nghiệm mỗi ngày, vào năm 2016, chị đã hoàn thành công trình kim không máu đầu tiên trên thế giới. Nghiên cứu tiếp theo nhằm đưa vào ứng dụng rộng rãi đang được tiến hành bởi giáo sư hướng dẫn của chị tại KAIST là Lee Hae Shin (이해신).

찔러도 피 안 나는 주사 바늘' 개발 > 뉴스 7 > IT·과학 > 뉴스 | KBSNEWS

Nữ giáo sư 33 tuổi cho biết: “Tôi rất quan tâm đến các vật liệu có lợi cho thế giới. Gần đây, chúng tôi tập trung vào việc khám phá các vật liệu sinh học kết dính khác nhau từ thực vật. Một trong số đó là tanin, thành phần mang lại vị đắng như trong vỏ trái cây và các loại hạt”.

Tanin có trong lá trà

Tanin là một vật liệu sinh học chỉ mới được nghiên cứu tích cực và thu hút sự chú ý. Giáo sư Shin là một trong những người tiên phong bước vào lĩnh vực này kể từ năm 2015.

Nhà khoa học tài năng này đang phát triển một công nghệ kết hợp tannin và protein với nhau, sau đó tiêm chúng vào cơ thể cùng các chất điều trị bệnh tim mạch.

“Nguyên lý hoạt động của tannin vẫn chưa rõ ràng nhưng nó có đặc tính là có thể dễ dàng tìm đường đến tim khi được đưa vào trong cơ thể”

Theo dự kiến, chị sẽ tham dự Lễ trao giải Nhà khoa học Phụ nữ Thế giới tại Paris, Pháp vào giữa tháng 3, nhưng chương trình đã bị hoãn lại sang năm tới do sự lây lan của virus COVID-19.

Shin Mi Kyeong cho biết, ngay từ đầu, chị rất háo hức với việc tham dự lễ trao giải bởi đó là cơ hội có thể tương tác với các nhà khoa học và kỹ sư nữ xuất sắc đến từ nhiều quốc gia khác nhau, điều mà chị chưa có nhiều dịp để làm.

BẠN CHƯA BIẾT:

Tổng hợp từ KBS, 1boonhuffingtonpost

author-avatar

About Hebe Nguyen

Thích được tự mình tìm hiểu những điều nhỏ bé nhất liên quan đến đất nước Hàn Quốc. Mỗi điều khám phá đều mang nét đáng yêu riêng.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).