Theo cảnh sát quận Gangseo, vào ngày 7/8/2019, một thai phụ 6 tuần tuổi người Việt Nam đến khám thai tại một phòng khám ở quận Gangseo, thủ đô Seoul. Tuy nhiên, do nhầm lẫn trong việc sắp xếp hồ sơ, dẫn đến nhầm lẫn danh tính bệnh nhân nên bác sĩ đã phá thai nhầm cho thai phụ này.

Bác sĩ và y tá đã thừa nhận lỗi của họ là nhầm bệnh nhân. Được biết bệnh nhân đến phòng khám để tiêm dưỡng chất nhưng do nhầm lẫn y tá đã tiêm thuốc mê mà không xác nhận lại danh tính bệnh nhân.

Tiếp đó, bác sĩ đã thực hiện phá thai mà không kiểm tra kỹ lại lần nữa. Về phía bệnh nhân cũng không nắm rõ về thủ tục dẫn đến sự nhầm lẫn đau buồn trên.

5 quy tắc an toàn dành cho người Việt trước khi lên bàn mổ ở Hàn Quốc

Bác sĩ và y tá ở bệnh viện phá thai nhầm đã thừa nhận lỗi

Hàn Quốc đã chuyển sang hợp pháp hóa phá thai hồi tháng 4/2019 và luật sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 31/12/2020.

Vậy nên áp theo luật hiện hành thì hành vi phá thai này vẫn được coi là bất hợp pháp và bị trừng phạt theo pháp luật với mức án một năm tù.

Những trường hợp ngoại lệ cho việc phá thai là khi: cha mẹ bị mắc bệnh di truyền, mang thai do bị cưỡng hiếp, loạn luân hoặc thai nhi đe dọa mạng sống của người mẹ.

Vụ án khó xử vì không có điều luật rõ ràng

Gia đình người bị hại tố cáo bệnh viện với tội danh “Bị nạo thai thụ động” (부동의 낙태죄). Theo luật hiện hành, bác sĩ nạo phá thai sẽ bị phạt tới 3 năm tù nếu không có sự đồng ý của sản phụ.

Tuy nhiên, nạn nhân trong vụ này hoàn toàn không biết là cô bị phẫu thuật nạo thai, không hề có cơ hội để bày tỏ ý kiến đồng ý hay không đồng ý nên khó có thể áp dụng tội “Bị nạo thai thụ động”.

Trong trường hợp áp dụng tội “Không chấp hành nghĩa vụ giải thích” trong Luật y tế thì mức án phạt lại quá nhẹ, phía bệnh viện chỉ phải chịu phạt cao nhất là 3 triệu KRW.

Hiện nay, phía cảnh sát Hàn Quốc đang tiếp nhận vụ việc này với tội danh “Giết người do lỗi nghiệp vụ” (업무상 과실치상). Tuy nhiên, thai nhi lại không được công nhận là người nên cũng rất khó để kết tội.

Luật sư y tế Jeong Hye Seung cho biết: Theo thông lệ xã hội thì thai nhi cũng là một con người hoàn chỉnh, nhưng điều này lại chưa được công nhận trong luật pháp nên rất khó để định tội bệnh viện.

Bác sĩ không bị tước bằng

Bác sĩ chịu trách nhiệm phẫu thuật đã nghỉ việc ở bệnh viện và đang làm trong một bệnh viện đại học sau vụ việc.

Nếu một bác sĩ bị kết tội mắc lỗi nghiệp vụ thì việc này cũng không ảnh hưởng đến tư cách hành nghề. Theo luật y tế hiện hành, bác sĩ chỉ bị thu hồi giấy phép hành nghề khi: rò rỉ bí mật nghiệp vụ, tạo chứng chỉ y tế giả, yêu cầu chi phí không đúng quy định cho phép và vi phạm luật về quản lý thuốc.

Cho đến năm 2000, ở Hàn Quốc vẫn tồn tại điều luật: Phạt tù nếu bác sĩ gây lỗi làm chết người. Nhưng luật này sau đó đã bị huỷ vì đội ngũ y tế cho rằng điều này sẽ cản trở việc bác sĩ tích cực điều trị y tế.

Tổng hợp từ Jungang

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).