Nhiều người thường tin vào vận mệnh và dự đoán tương lai dựa theo ngày, tháng, năm sinh hay giờ sinh. Tuy nhiên, ít ai biết thứ tự sinh con cũng ảnh hưởng đến tính cách và cuộc đời của đứa trẻ.

Tại Hàn Quốc, ngay từ thời đại Joseon (조선왕조), thứ bậc của những đứa con trong gia đình cũng dự báo được sự thành công của họ.

Những đứa trẻ sinh sau có khả năng thành công hơn ở vương triều Joseon

Gần đây, một bài báo được xuất bản trên Tạp chí hàn lâm nghiên cứu lịch sử Hàn Quốc đã cho thấy tỷ lệ đỗ đạt của những người con, trong thời đại Joseon (1392 – 1910). So với những người con trai lớn, những đứa trẻ được sinh ra sau có tỷ lệ vượt qua kỳ thi quốc gia với độ cạnh tranh cao này, để lựa chọn các quan chức trong triều nhiều hơn.

Các kỳ thi quốc gia thời Joseon được giới thiệu vào năm 1393 và đã duy trì trong 5 thế kỷ, cho đến năm 1894. Đây là kỳ thi được xem như “nấc thang thành công” và là bàn đạp cho những thành tựu trong triều đình. Đặc biệt, chỉ những người đàn ông được sinh ra trong tầng lớp xã hội cao nhất của giai cấp thống trị – còn được gọi là yangban (양반) – mới đủ điều kiện dự tuyển.

Vậy nên, mặc dù các kỳ thi được tổ chức để “lấp đầy” bộ máy quan lại bằng nguồn nhân tài tứ phương. Tuy nhiên, cơ hội này thực chất không đảm bảo bình đẳng cho tất cả mọi người.

Lưỡng ban – Wikipedia tiếng Việt

Giai cấp Yangban gồm quan lại và học giả ở triều đại Joseon

Một bài báo có tiêu đề “Tìm kiếm tầm ảnh hưởng của anh chị em trong việc vượt qua kỳ thi khoa cử cuối thời Joseon”, đã được công bố trong ấn bản tháng 3/2020 của Tạp chí hàn lâm. Trong đó, tác giả Han Sang Woo xem xét thứ tự sinh và những người đã vượt qua kỳ thi để tìm mối quan hệ của họ. Đồng thời, để kiểm tra giả thuyết của ông rằng những đứa con đầu lòng thường có vị thế thuận lợi hơn để vượt qua kỳ thi quốc gia, vì họ được ưu tiên thừa kế tài sản của gia đình.

Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của ông Han tại Đại học Autonoma de Barcelona ở Tây Ban Nha đã cho thấy thực tế trái ngược với giả định trước đó. Ông đã nghiên cứu gia phả của bốn gia đình quyền lực gồm họ Kim gốc Andong (안동김씨), họ Lee gốc Yeonan (연안이씨), họ Lee gốc Jinbo (진보이씨) và họ Park gốc Bannam (반남박씨) từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.

Từ đó, ông Han đã xem xét kết quả khoa cử của 1.398 người sinh ra trong bốn gia tộc trên, để xem họ có vượt qua kỳ thi quốc gia hay không. Kết quả cho thấy 9/100 thành viên của bốn gia tộc vượt qua kỳ thi. Điều này chứng minh rằng, bốn gia tộc này có số lượng người vượt vũ môn lớn nhất trong triều đại Joseon.

Ngoài ra, ông Han cho biết thêm, các gia đình có nhiều con trai, trái với gia đình chỉ có một người con, và những người sinh sau có tỷ lệ đỗ đạt cao hơn. Cụ thể, tỷ lệ con trai đầu lòng đã vượt qua bài kiểm tra ở mức 9%, so với 9.9% đối với đứa con thứ hai, 10.4% đối với đứa con thứ ba và 12.8% đối với con trai thứ tư.

Haechi – Lost In KWorld

Bài viết của ông Han đã bác lại quan niệm thông thường rằng, ở triều đại gia trưởng Joseon những người con trai cả mới có nhiều cơ hội nhất.

Trong thời kỳ Nho giáo Joseon, con trai được ưu tiên hơn con gái, trong số các con trai, con cả được hưởng nhiều đặc quyền khác nhau để đáp lại nghĩa vụ gia đình. Nói cách khác, chúng được nuôi dưỡng để trở thành người đứng đầu gia đình và phụ trách các nghi lễ phục vụ tổ tiên, khi những người cha đã qua đời.

Những phát hiện của ông Han cho thấy, mặc dù ở vị trí thuận lợi trong việc kế thừa tài sản của gia đình, nhưng những người con trai lớn thường bị phân tâm bởi các nghĩa vụ gia đình khác nhau. Do đó, không thể tập trung hoàn toàn vào việc chuẩn bị cho kỳ thi quan trạng.

Cuộc sống ở thời đại Joseon được tái hiện trong bức họa từ thế kỷ XVIII.

Độ tuổi trung bình của người vượt qua kỳ thi là 37.9, nghĩa là việc chuẩn bị và vượt qua kỳ thi đã yêu cầu những người ứng thí phải đầu tư cả đời. Những người không có sự hỗ trợ tài chính sẽ ít có khả năng theo đuổi kỳ thi này.

“Tuổi thọ trong thời Joseon ngắn hơn nhiều so với ngày nay. Vì vậy, những người con trai cả được cho là đã kế vị sau khi cha họ qua đời và trở thành chủ gia khi họ còn khá trẻ. Họ có nhiều thứ phải trông coi và khó tập trung hơn vào việc chuẩn bị cho kỳ thi”, ông Han viết. “Không giống như những người con trai cả, những người sinh ra sau có thể dễ dàng tập trung vào việc học hành và chuẩn bị cho kỳ thi, vì họ không có các nhiệm vụ gia đình như những người anh của họ”.

Ngoài việc tự do khỏi các nghĩa vụ gia đình, những người ra đời sau cũng đúc kết bí quyết chuẩn bị cho kỳ thi từ các anh trai của họ.

Theo ông Han, tỷ lệ các thành viên của bốn gia tộc từng có người đỗ đạt trước đó sẽ vượt qua kỳ thi cao gấp 5 lần so với những người không có anh trai đỗ đạt.

Được biết, các kỳ thi là chìa khóa để Joseon duy trì hệ thống quan lại của mình. Có gần 15.000 người đã vượt qua kỳ thi quốc gia này trong hơn 5 thế kỷ và nhiều người được chọn đã trở thành những nhân vật kiệt xuất.

Thứ tự sinh cho thấy tính cách trong mỗi người

Con đầu – nhà lãnh đạo tiềm năng

Birth Order Traits: Your Guide to Sibling Personality Differences ...

Đứa con đầu lòng được ví như “nhà lãnh đạo tự nhiên”, chịu trách nhiệm gia đình chuyển tiếp từ cha mẹ. Do đó, những đứa trẻ này nhất định cần kỹ năng lãnh đạo từ khi còn nhỏ.

Mặt khác, cha mẹ có xu hướng đầu tư nhiều thời gian hơn cho những đứa con đầu lòng và mong muốn họ đóng vai trò là tấm gương cho các em. Những đứa trẻ được sinh ra đầu tiên sẽ có những phẩm chất như:

– Trách nhiệm
– Tận tâm
– Siêng năng
– Có tổ chức
– Đạt nhiều thành tích về giáo dục và sự nghiệp.

Những đứa trẻ lớn nhất sẽ thiên về những đặc điểm tính cách theo định hướng thực tế, cụ thể là: “Suy nghĩ” (theo lý thuyết của Trắc nghiệm tính cách Myers-Briggs, điều này cho thấy một người đưa ra quyết định dựa trên logic) và “Phân xử” (mong muốn được tổ chức và đưa ra quyết định).

Con thứ – người kết nối xuất sắc

How Many Siblings Do You Have? - Studio DIY

Không giống như những đứa con đầu lòng, những đứa trẻ sinh ra sau đó ít được sự chăm chút khắt khe từ bậc cha mẹ. Tuy nhiên, chúng cũng không được hưởng tất cả đặc quyền như đứa con út.

Họ nhận được sự chú ý “ngắn hạn” từ cha mẹ, xuất phát một phần vì kinh nghiệm chăm người con đầu lòng khiến họ không quá “bối rối” với những đứa trẻ sinh ra sau này. Dưới đây là một số đặc điểm mà những đứa con thứ thường biểu hiện:

– Dễ chịu
– Có xu hướng làm hài lòng mọi người, dù đôi khi làm bản thân đau lòng
– Xem trọng các mối quan hệ bạn bè
– Có kỹ năng đàm phán xuất sắc
– Người hòa giải nhiệt tình

Những người con thứ được dự đoán sẽ thể hiện ưu thế về “Cảm giác” cao hơn, họ đưa ra quyết định dựa trên lòng trắc ẩn và điều gì là quan trọng đối với mọi người. Họ có thể nghiêng về “Nhận thức” hơn là “Phân xử”.

Xét về đặc điểm cá nhân, 6.93% những đứa trẻ này có khả năng là “Người cảm nhận” (Feeler) và 7.23% ít có khả năng là “Người suy nghĩ” (Thinker), nếu không xét tính cách dựa vào mối quan hệ với vị trí sinh trong hệ thống phân cấp gia đình.

Con út – người mang đến niềm vui

5 Research-Backed Reasons Eldest Children Are The Best | HuffPost Life

Mặc dù, em út luôn nhận được sự yêu thương nhiều như “đứa bé mang thêm niềm vui” cho gia đình, nhưng sự thật không dễ dàng đối với những đứa trẻ này. Bởi các bậc cha mẹ có xu hướng ít ấn tượng hơn với những thành tích của họ vì những đứa trẻ ra đời trước đã đạt được.

Những đứa con út thường được quan tâm “lỏng lẻo” so với các quy tắc gia đình đã được dồn vào trách nhiệm của người con cả. Điều này có nghĩa là những đứa trẻ nhỏ nhất sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn những đứa trẻ lớn hơn. Chúng thường phát triển những cách khác nhau để thu hút sự chú ý của các thành viên khác.

– Người đơn giản
– Hướng ngoại
– “Thèm khát” sự chú ý
– Ương ngạnh
– Tự cho mình là trung tâm

Những đứa con nhỏ nhất trong gia đình thường thể hiện tính cách hướng ngoại và nhận thức, hay nghiêng về “Cảm giác” (sống trong khoảnh khắc) so với “Trực giác” (tập trung vào tương lai).

Nếu là con “độc nhất”?

South Korea's unusual age-calculating system lets newborns turn 2 ...

Những đứa con duy nhất trong gia đình được tận hưởng sự quan tâm đầy đủ của cha mẹ trong suốt cuộc đời của họ. Họ không phải chia sẻ thời gian hoặc tiền bạc của cha mẹ với bất kỳ ai. Về cơ bản, điều này làm cho đứa con “độc nhất” giống như một “đứa con đầu lòng”, nhưng với sự tự tin hơn một chút.

– Tự tin
– Cầu toàn
– Độc lập
– Sở hữu tư duy đột phá
– “Già” trước tuổi

Những đứa con duy nhất là những người suy nghĩ như đứa con đầu lòng, nhưng ít có khuynh hướng phân xử hơn. Ngoài ra, khi không có anh chị em xung quanh, họ ít sở hữu tính tổ chức hơn một chút so với những đứa con đầu lòng.

XEM THÊM: 8 Lời khuyên của bà mẹ nuôi dạy 6 con thành giáo sư & tiến sĩ ở Mỹ

Tổng hợp từ Korea TimesTruity

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).