Những đứa trẻ trong vòng tay bao bọc của cha mẹ, mong được trưởng thành và có một công việc hái ra tiền. Khi “đứa trẻ” ấy buộc phải lao vào vòng xoáy “cơm áo gạo tiền”, lại chỉ ước muốn có thời gian bên cạnh gia đình nhiều hơn. Cuộc sống là đường đua vốn không trọn vẹn cho CÔNG VIỆC và GIA ĐÌNH.

Theo Luật lao động Hàn Quốc, nhân viên được đảm bảo nghỉ phép ít nhất 11 ngày có lương hàng năm. Tuy nhiên, văn hóa ốm không dám nghỉ làm đã hằn vào nếp nghĩ của những nhân viên công sở nói riêng và người lao động nói chung. Rất nhiều người lo sợ bị mất việc, khó thăng tiến trở nên bế tắc với mong muốn chăm sóc gia đình, cân bằng cuộc sống.

Từ đó, thuật ngữ “Work and Life Balance” (WLB) – Cân bằng công việc và cuộc sống, ra đời như một trong những điều kiện được xem xét nhiều nhất trong việc làm và doanh thu gần đây. Không lâu sau đó, trào lưu “워라밸” cũng xuất hiện ở Hàn Quốc, như một chủ đề giữa nhân viên văn phòng và người tìm việc.

Trên thực tế, “워라밸” hay nôm na là một “cuộc sống có bữa tối” (저녁이 있는 삶) là một khái niệm quen thuộc với nhiều người. Ở phương Tây, hơn 40 năm trước, câu chuyện giằng co giữa WLB trong các lĩnh vực nghề nghiệp và cá nhân đã được lặp đi lặp lại.

Bởi lẽ, khi mong muốn được cân bằng giữ việc làm và cuộc sống hàng ngày, vô hình chung mọi người đã thiết lập nên chế độ này. Điều duy nhất khiến ai cũng mong muốn nhưng chưa thể thực hiện, là vì chưa thực sự hiểu rõ nó sẽ vận hành như thế nào.

“Ngay cả sau ca làm việc và trở về nhà, tôi vẫn nhận được những tin nhắn liên quan đến công việc vào tối muộn. Cho dù có muốn nói ra hay không, tôi vẫn phải làm thêm giờ. Tôi chẳng muốn nghĩ về bất cứ điều gì, thứ duy nhất tôi cần là được nghỉ ngơi”.

Cuộc sống cân bằng giữa công việc và gia đình là điều mọi người đều mong ước.

Tại Hàn Quốc, ngày càng nhiều nhân viên văn phòng nhận thức được ý nghĩa và giá trị của cuộc sống. “Một đời là quá dài” để chỉ mãi kiếm tìm địa vị và danh vọng. Do đó, họ muốn được nghỉ ngơi một cách trọn vẹn, tách biệt hoàn toàn giữa công việc và cuộc sống cá nhân.

Mặt khác, họ nghĩ rằng việc ngắt mối liên kết giữa cơ quan, mục tiêu nghề nghiệp với nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi để có được “워라밸”.

“Một khi văn phòng đã đóng cửa sau 18:00, nếu vẫn chưa hoàn thành tất cả công việc của hôm nay, hãy về nhà và hoàn thành nó bằng mọi cách”, đã gây áp lực trong một khoảng thời gian dài. Giờ đây, người Hàn đã không còn quá “tham việc” và dần thay đổi thói quen tận hưởng cuộc sống.

Thay vì vùi đầu hàng giờ sau khi ăn vội bữa tối, thậm chí “cà phê cùng hộp mỳ cốc” cho cả đêm thức trắng với đống giấy tờ chưa kịp giải quyết, họ chọn cách giải trí. Tạm gác lại phần việc cho ngày mai để nấu một bữa ăn đầy dinh dưỡng, đọc một cuốn sách, tập gym, yoga, gọi điện cho người thân, bạn bè… bởi “trí tuệ tồn tại trong một cơ thể tráng kiệt”. Vì thế, mục tiêu “워라밸” cũng dần trở nên gần gũi hơn.

Liệu rằng ý nghĩa của “워라밸” có đang lạc hướng?

Mặc dù, “워라밸” được nhìn nhận dưới góc độ giúp mọi người thư thái, nó cũng có liên quan đến sự gia tăng năng suất làm việc và tăng giá trị bản thân trong ý nghĩa sâu xa hơn.

Những tiến bộ trong công nghệ đã mang đến cho chúng ta một môi trường làm việc thông minh và một cuộc sống cân bằng, thỏa mãn cho mọi người. Tuy nhiên, nó cũng đã làm mờ ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân theo một cách khác.

“Sự tiến bộ trong công nghệ có nghĩa là chúng ta có thể làm việc 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần”, David Solomon, đồng giám đốc toàn cầu của Goldman Sachs nói.

Một số ý kiến cũng cho rằng, không có biên giới trong công việc và nghỉ ngơi, bởi tất cả mọi người có thể được kết nối ở bất cứ đâu và ngay lập tức nhờ công nghệ tiên tiến.

Thật khó cho các công ty với mục tiêu tối đa hóa năng suất và tăng doanh số để dễ dàng áp dụng một hệ thống “워라밸” phù hợp. Nhiều người nói rằng, làm thêm giờ sẽ làm giảm năng suất, vì vậy các công ty đều tắt đèn và rời văn phòng đúng giờ.

Rõ ràng, khái niệm “cân bằng giữa công việc và cuộc sống” mà một công ty nghĩ và một nhân viên nghĩ hoàn toàn khác nhau. Các công ty sử dụng cơ sở hạ tầng làm việc thông minh như một công cụ để tối đa hóa năng suất, nhưng khi giao việc cho nhân viên lại trở thành áp lực dẫn đến kết quả ngược lại.

Nhiều câu hỏi được đặt ra: liệu bản thân các nhân viên có thực sự tập trung hoàn toàn trong giờ làm việc hay không? Cách họ sử dụng cơ sở hạ tầng làm việc thông minh để thực hiện công việc hiệu quả ra sao? Và làm thế nào để tăng thời gian rảnh rỗi sau khi làm việc để tăng năng suất?

Cân bằng công việc và cuộc sống không đồng nghĩa với việc mất tập trung, giảm năng suất.

Để “워라밸” không trở thành một cái cớ cho sự lơ đễnh trong công việc, các cá nhân có thể bồi dưỡng khả năng tập trung hiệu quả và làm việc trong vài giờ trong khi làm việc. Mặt khác, cũng có thể tự phát triển bản thân thông qua đọc các tài liệu liên quan, như một cách tiêu khiển mà vẫn nâng cao kiến thức.

Cuối cùng, bản thân các cá nhân cần phải nghĩ về ý nghĩa thực sự của “cân bằng công việc và cuộc sống”. Thay vì chỉ nghĩ về nó như một sự phá vỡ hoàn hảo để tách biệt giữa công việc và đời sống cá nhân, nên tìm kiếm “sự cân bằng” trong sự hài hòa giữa công việc và cuộc sống. Điều này được gọi là trách nhiệm.

Nói cách khác, “워라밸” không phải để tạo ra một công thức mới cho cuộc sống, mà là để mỗi người tìm lại chính bản thân mình.

XEM THÊM: Những ông bố ngỗng ở Hàn Quốc nai lưng làm việc kiếm tiền nuôi vợ con sinh hoạt ở trời Tây

Tổng hợp từ Fastcampus

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).