Từ năm 1995, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International – TI) đã công bố một chỉ số nhận thức tham nhũng (Corruption Perceptions Index – CPI) hàng năm xếp thứ tự các quốc gia trên thế giới theo “mức độ tham nhũng mà được nhận thức tồn tại trong các giới công chức và chính trị gia”.

TI định nghĩa tham nhũng là “lạm dụng chức vụ công để hưởng tư lợi”. Điểm số cao có nghĩa là minh bạch và ít tham nhũng hơn, trong mức điểm tối đa là 10.

Hàn Quốc mới nhận được sự đánh giá là một nước đã cải thiện về chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) trong 3 năm liên tiếp, thực tế kết quả này được đưa ra kể từ khi chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In chính thức ra mắt vào năm 2017.

Ngày 23/1/2020 vừa qua, Ủy ban chống tham nhũng và dân quyền Hàn Quốc (ACRC) đã trích dẫn một báo cáo của Tổ chức Minh bạch Quốc tế có trụ sở tại Berlin, công bố rằng Hàn Quốc đã đứng thứ 39 trong số 180 quốc gia trên toàn cầu trên bảng xếp hạng CPI với 59/100 điểm.

Trước khi ông Moon Jae In nhậm chức, Hàn Quốc xếp thứ 52 về mức độ minh bạch. Với sự quyết tâm cải thiện chỉ số của chính quyền tổng thống Moon Jae In, xếp hạng mức độ minh bạch của Hàn Quốc đã tăng dần với vị trí 51 năm 2017, 45 năm 2018 và 39 năm 2019.

Đánh giá về chống tham nhũng và xây dựng nhà nước trong năm 2019, Hàn Quốc xếp hạng 19 trong tổng số 117 quốc gia, đứng đầu châu Á.

Bà Pak Un Jong, Chủ tịch Ủy ban chống tham nhũng và dân quyền Hàn Quốc (ACRC) phát biểu tại Trung tâm báo chí Hàn Quốc ngày 27/12/2019. (Ảnh: ACRC)

Bên cạnh đó, trong Ma trận rủi ro hối lộ (Bribery Risk Matrix) của TRACE- một hiệp hội kinh doanh chống hối lộ có trụ sở tại Mỹ, Hàn Quốc đã được xếp thứ 23 trong số 200 quốc gia.

Những đánh giá tích cực ở nước ngoài về sự cải thiện chỉ số nhận thức tham nhũng của Hàn Quốc có thể gắn liền với các chính sách của chính phủ Hàn Quốc nhằm xóa bỏ tham nhũng ở đất nước thông qua sự hợp tác giữa chính phủ và tư nhân.

Cả chính phủ và tư nhân hiện đang nỗ lực thực hiện các biện pháp để ngăn chặn tham nhũng, và tổ chức hội nghị chính sách chống tham nhũng cũng như hội nghị chung nữa.

Như vậy, có thể thấy, trong ba năm liên tiếp, chỉ số nhận thức tham nhũng của Hàn Quốc được cải thiện liên tục. Một tín hiệu rất đáng mừng cho bất kỳ quốc gia nào.

Tại Việt Nam, theo công bố của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), chỉ số Cảm nhận tham nhũng (Corruption Perceptions Index – CPI) năm 2018 của Việt Nam đạt 33/100 điểm, xếp hạng 117/180 toàn cầu.

So với năm 2017, số điểm của Việt Nam giảm 2 điểm, và tụt mất 10 bậc. Tuy nhiên, theo kết quả công bố ngày 23/1/2020, Việt Nam đạt 37/100 điểm, tăng 4 điểm so với năm 2018, đứng thứ 96/180 quốc gia, vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng toàn cầu, tăng 21 bậc so với năm 2018.

Đây là mức điểm cao nhất mà TI đánh giá đối với Việt Nam từ trước đến nay và năm 2019 cũng là năm có mức tăng điểm cao nhất từ trước đến nay.

Việc tăng 4 điểm được TI đánh giá là chỉ dấu quan trọng cho thấy sự chuyển biến tích cực và thực chất trong công cuộc phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam trong năm vừa qua, thể hiện nỗ lực của Việt Nam trong việc hoàn thiện, thực thi chính sách và pháp luật phòng, chống tham nhũng. Đặc biệt là việc tăng cường phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử nghiêm minh những vụ án tham nhũng lớn.

Mặc dù, xét trên thang điểm từ 0 – 100 của CPI, trong đó 0 điểm thể hiện cảm nhận mức độ tham nhũng cao nhất, 100 điểm là mức độ tham nhũng thấp nhất và năm 2019 Việt Nam vẫn nằm trong số hai phần ba các quốc gia trên thế giới có điểm dưới 50.

Nhưng với kết quả tăng điểm vượt bậc nêu trên thì có thêm cơ sở để khẳng định tham nhũng ở Việt Nam đã có bước thuyên giảm, công tác phòng, chống tham nhũng đang mang lại hiệu quả tích cực và sẽ tiếp tục đạt hiệu quả cao hơn nữa trong thời gian tới.

XEM THÊM:

author-avatar

About Hebe Nguyen

Thích được tự mình tìm hiểu những điều nhỏ bé nhất liên quan đến đất nước Hàn Quốc. Mỗi điều khám phá đều mang nét đáng yêu riêng.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).