Trong ba thập kỷ qua, Hàn Quốc đã ghi nhận tỷ lệ dân số trẻ giảm mạnh so với tỷ lệ năm 1988 khi người trẻ tuổi chiếm tới 27.3% dân số cả nước.

Theo so sánh toàn cầu trên 52 quốc gia bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OEDC), lần đầu tiên tỷ lệ nhóm người ở độ tuổi từ 0-14 giảm xuống còn 12.9% vào năm 2018 ở Hàn Quốc. Được biết, vào năm 2004, dân số thanh thiếu niên tại đất nước này cũng đã giảm xuống dưới mức 20%.

Trong 52 quốc gia có nền kinh tế phát triển, có 36 thành viên OECD, và Hàn Quốc xếp thứ 51 về tỷ lệ dân số trẻ năm 2018. Tỷ lệ 12.9% vượt xa mức trung bình của nhóm G20 (21.3%), OECD (17.7%) và EU (15.5%).

Theo thống kê năm 2018 cho thấy, Nam Phi đứng đầu danh sách, khi dân số thanh niên của nước này chạm mức 29.5%, theo sau là Israel với 28.4%, Ấn Độ là 27.4%, Indonesia với 26.6% và Mexico đạt 26.5%.

Những nước còn lại trong Top 10 lần lượt là Colombia (25.9%), Argentina (24.7%), Ả Rập Xê Út (24.6%), Thổ Nhĩ Kỳ (23.5%) và Costa Rica (22.2%). Trong đó, Israel, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ là ba nước thành viên OECD.

Trong số các quốc gia sử dụng tiếng Anh, tỷ lệ dân số thanh thiếu niên ở New Zealand là 19.3%. Sau đó là Úc với 18.8%, Mỹ là 18.6%, Anh là 17.9% và Canada là 16.1%.

Khi xét các nước có nền kinh tế lớn của châu Âu, Pháp đạt mốc 18%, Thụy Điển với 17.8%, Na Uy là 17.6%, Hà Lan là 16%, Tây Ban Nha với 14.8%, Đức với 13.5% và Ý là 13.3%.

Ở Châu Á, Trung Quốc đạt 17.6%, Singapore với 14.8% và Nhật Bản chỉ có 12.2% (thấp nhất trong số 52 quốc gia).

Số liệu trong những năm gần đây được Bộ Nội vụ và An toàn Hàn Quốc tiết lộ, cho thấy Hàn Quốc dự kiến sẽ có tỷ lệ dân số trẻ thấp hơn cả Nhật Bản vào những năm tới.

Dựa theo dữ liệu của Bộ Nội vụ, tỷ lệ thanh niên Hàn Quốc đã giảm từ 16.4% trong tháng 3/2010 xuống còn 14% vào tháng 3/2015 và 12.4% vào tháng 3/2020.

Có thể thấy, Hàn Quốc đã trở thành một trong một số quốc gia trải qua những thay đổi về “nhân khẩu học” nhanh chóng nhất, có thể làm giảm khả năng cạnh tranh tầm trung và dài hạn của nước này.

South Korea demographic time bomb: It's aging faster than any ...

Trên thực tế, số lượng trẻ sơ sinh thấp, tỷ lệ người già ngày càng tăng trong dân số Hàn Quốc. Đồng thời, độ tuổi trung bình cũng đã tăng lên trong thập kỷ qua.

Theo Bộ Nội vụ Hàn Quốc, độ tuổi trung bình của nước này là 42.8 (trong đó 41.6 đối với nam và 43.9 đối với nữ), tính đến tháng 3/2020, so với 37.7 vào một thập kỷ trước đó. Mặt khác, độ tuổi trung bình vượt quá 40 ở 16/17 thành phố và tỉnh lớn của Hàn Quốc, ngoại trừ thành phố Sejong (độ tuổi trung bình là 37). Trong khi đó, thủ đô Seoul ghi nhận con số là 42.8 tuổi.

Được biết, tỷ lệ sinh của Hàn Quốc giảm xuống mức thấp kỷ lục 0.85 trẻ em/phụ nữ vào quý IV/2019. Số lượng các cuộc hôn nhân được đăng ký là 65.769, trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo Statistics Korea, tỷ lệ sinh của quốc gia này đã giảm vào những năm 1990 và 2000. Con số của năm 2018 là 0.977, dưới mức 1 cho lần đầu tiên trong lịch sử và đạt 0.88 vào tháng 9/2019.

Nguyên nhân sâu xa được tìm thấy là do sự thiếu hụt tài chính để một cặp vợ chồng quyết định sinh con. Vào ngày 17/4/2020, Viện Y tế và Xã hội Hàn Quốc cho biết, có 4/10 người lớn đang phải đối mặt với bất ổn về tài chính. Đây cũng là lý do hàng đầu cho việc không có kế hoạch sinh con của họ.

“Những người trong độ tuổi 20 và 30 đang tránh kết hôn hoặc sinh con, bởi sự thất vọng đối với một thị trường việc làm khó khăn và giá căn hộ tăng vọt, đặc biệt là ở Seoul”, một nhà nghiên cứu nhân khẩu học ở Sejong cho biết.

Một trường tiểu học tại Seoul, Hàn Quốc vào năm 1984, khi số lượng học sinh trong một lớp học lên tới 60-70 người.

Các chuyên gia tìm kiếm cho nguyên nhân của vấn đề này về chi phí sinh con và tỷ lệ thất nghiệp cao của thanh niên. Đồng thời, còn về gánh nặng đặt lên vai các bà mẹ đang làm việc, những người vẫn thực hiện phần lớn các công việc gia đình và chăm sóc trẻ em.

Giáo dục và thị trường việc làm cạnh tranh mạnh mẽ cũng được coi là yếu tố đằng sau lý do không muốn sinh con của họ.

“Xã hội Hàn Quốc này quả thật quá cạnh tranh. Tôi không nghĩ rằng đó là một điều đúng đắn cho bất kỳ đứa trẻ nào phải lớn lên trong chế độ này”, một người phụ nữ Hàn Quốc (34 tuổi) nói.

Giống như phương Tây, phụ nữ Hàn Quốc đang ngày càng trì hoãn hôn nhân để ưu tiên cho giáo dục và sự nghiệp. Dữ liệu mới nhất cho thấy, hơn 30% tất cả phụ nữ sinh con là 35 tuổi trở lên.

Ngoài ra, với khoảng cách về giới tính cao nhất trong OECD, phụ nữ Hàn Quốc không có nhiều động lực để leo lên nấc thang sự nghiệp. Gần 1/4 phụ nữ bỏ việc do hôn nhân, sinh con hoặc chăm sóc con cái.

Đối với chính phủ Hàn Quốc, ít công nhân hỗ trợ cho “xã hội già” ngày càng mở rộng sẽ thách thức nguồn tài chính của đất nước. Điều này đồng nghĩa, chính phủ phải tăng chi phí phúc lợi xã hội ngay cả khi doanh thu thuế giảm.

Trong khi truyền thông Hàn Quốc tuyên bố sự “bùng nổ” trẻ em là một rủi ro lớn hơn cả một cuộc khủng hoảng tiền tệ. Thì chính quyền Seoul đã phản ứng lại, bằng cách chi khoảng 117 nghìn tỷ KRW (tương đương 97 tỷ USD) từ năm 2016 đến 2018 cho các biện pháp nhằm nâng tỷ lệ sinh.

Cuộc đấu tranh sinh tồn của thế hệ cao tuổi trong “xã hội già hóa” ở Hàn Quốc

Những người hưu trí ở Hàn Quốc vẫn gặp khó khăn khi phải ngủ vào ban đêm, trong căn phòng nhỏ hẹp mà họ gọi là nhà trong nhiều năm. Những căn phòng này chỉ bằng kích thước của những chiếc tủ, chen chúc trên những dãy hành lang. Cảnh tượng buồn ảm đạm tồn tại song song với những tòa nhà chọc trời hiện đại ở Seoul.

Thời gian trôi chậm ở một khu ổ chuột tại quận Dongja (동자동), nơi những cụ ông, cụ bà ngồi lặng lẽ trong cô đơn ở công viên. Hoặc kéo lê đôi chân yếu ớt trong các ngôi nhà đổ nát trước khi nấu bữa tối ít ỏi trên bếp lò.

Old people struggle to survive as South Korea becomes 'aged society'

Giống như nhiều người khác, một cụ ông họ Lee, cựu họa sĩ đã đến Seoul hơn 50 năm trước, không muốn làm gánh nặng “cơm áo gạo tiền” cho ba đứa con của cụ. “Chúng quá bận rộn để chăm sóc con cái của mình. Tôi không muốn nhận hỗ trợ từ chúng”, cụ ông chia sẻ.

Cụ ông đã thuê một căn phòng nhỏ, nơi chỉ đủ cho một tấm nệm cuộn, tủ lạnh, quạt và một sợi dây trên tường như một tủ quần áo tạm thời, với giá tiền bằng 1/3 lương hưu hàng tháng của cụ. Nhà vệ sinh và vòi sen phải sử dụng chung với những người hàng xóm.

Hầu như mọi người ở đây đều ở trong hoàn cảnh tương tự. Dù có bất tiện và khó chịu, nhưng họ đã dần “quen” cảm giác ọp ẹp này.

No country for old Koreans: Moon faces senior poverty crisis ...

Câu chuyện về “khu xóm quận Dongja” đã mở cánh cửa cho những vấn đề “xã hội già cỗi” Hàn Quốc phải đối mặt và đây cũng không phải là câu chuyện duy nhất tại đất nước phát triển thứ tư Châu Á này.

Trong một quốc gia nổi tiếng với những tiến bộ công nghệ cao, gần một nửa dân số cao tuổi (trên 65 tuổi) sống trong nghèo đói, theo một cuộc khảo sát kinh tế năm 2016 của OECD. Khoảng 1/4 người già sống một mình, khi truyền thống Nho giáo của thế hệ trẻ phải chăm sóc cha mẹ đã mất dần.

Mặt khác, một số giá trị xã hội cũng thay đổi theo thời gian, thiên về chủ nghĩa cá nhân, do quá trình đô thị hóa phát triển. Người trẻ đã kết hôn hoặc làm việc và sống ở nơi khác, còn người già muốn sống ở nơi cư trú cũ của họ, thường gây ra những mâu thuẫn sâu sắc.

S. Korea's growing problem of elderly poor, Opinion News & Top ...

Bên cạnh đó, người già sống một mình phải trải qua các vấn đề về điều dưỡng, lo lắng về kinh tế, tâm lý hoảng loạn hoặc cô đơn.

Bà Kim, sau khi phá sản, đã không nói với anh chị em hoặc bạn bè của mình, rằng bà hiện đang sống trong một khu ổ chuột tại quận Dongja. Bà làm việc trong một quán cà phê địa phương, nơi những người nghỉ hưu đổ xô đến trong cái nóng mùa hè để tận dụng điều hòa.

“Lúc đầu, thật khó để quen với công việc ở đây. Tôi nhớ lại thời xưa khi tôi khá giả và chỉ hưởng thụ từng ngày”, bà Kim ngậm ngùi.

Đối với hầu hết cư dân lớn tuổi ở quận Dongja, đây là nơi họ có thể tìm được một công việc so với những người bạn già khác. “Những người già cuối cùng chuyển đến khu phố này vì họ không còn ai để nương tựa”.

Tổng hợp từ Korea Herald, Korea TimesNational Interest

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).