⁉️UPDATE: (16:00 ngày 18/8/2020) Hàn Quốc có 15.761 ca nhiễm COVID-19 (306 chết), toàn thế giới là 22.053.734 ca nhiễm và 782.730 chết.

1. Tâm lý đám đông và mua sắm “vô tội vạ”

Chỉ cần lướt qua vài dòng tin hay có mặt tại siêu thị, bạn sẽ hiểu ngay thế nào là “tâm lý đám đông”. Tâm lý đám đông là hiện tượng cá nhân và xã hội tác động lên nhau một cách quá khích và “lây nhiễm” cho nhau cả về hành động và cảm xúc.

Khắp nơi mọi người đang hoảng loạn. Người ta đổ đi mua sắm và đem về càng nhiều nhu yếu phẩm càng tốt vì không biết bệnh dịch bao giờ sẽ kết thúc.

Thoạt đầu, việc chuẩn bị chu đáo thế này nghe có vẻ hợp lí, nhưng rất có thể người thực sự có nhu cầu sẽ không thể có được thứ mình cần trong khi số còn lại thì tích trữ quá nhu cầu thực tế của gia đình.

2. Tự tạo áp lực và làm mọi thứ thêm phức tạp

Cuộc sống vẫn luôn tìm cách khiến chúng ta phải chịu áp lực. Đi làm, đến trường, quản lí bản thân, quan hệ với người yêu, bạn bè… biết bao thứ phải lo, kể cả khi đang yên lành. Tệ biết bao, dịch bệnh xuất hiện khiến mọi thứ càng trở nên rối rắm.

Tuy vậy, hãy bình tĩnh tiếp cận và xử lí mớ rắc rối này. Tình hình có vẻ đang khó khăn, nhưng khủng hoảng này chỉ là tạm thời.

3. Nghiện xem tin tức và theo dõi đài báo

Mỗi ngày, có tới hàng trăm nghìn tin tức đổ dồn trước mắt chúng ta. Nhất là giữa mùa dịch gây nhiều hoang mang và người dân muốn cập nhật mọi thứ về tình hình dịch bệnh.

Tuy nhiên, nguy cơ lại đến từ những nguồn tin giả và không phải chúng ta cũng có thể phân biệt đâu là sự thật chuẩn xác.

Vì vậy, cập nhật tin tức là điều cần thiết, nhưng nên đặt ra giới hạn về thời gian và liều lượng. Khi đầu óc có khoảng trống để thư giãn, bạn sẽ tỉnh táo hơn trong nhận định và đánh giá các thông tin.

4. Lo lắng thái quá về sức khỏe

Làm sao có thể không lo lắng khi số ca nhiễm SARS-CoV-2 trên toàn thế giới hiện đã lên tới gần 400.000. Lo lắng là điều vô cùng dễ hiểu, nhưng khi tâm lí bất an không được kiểm soát, cơ thể vốn khỏe mạnh cũng có thể suy nhược. Từ đó, dẫn đến sức đề kháng yếu và khả năng miễn dịch suy giảm.

Trong thời điểm này, cách thông minh nhất để bảo vệ sức khỏe là ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi đầy đủ và kết hợp với các biện pháp phòng ngừa cần thiết.

5. Không ngừng tự hỏi “Đại dịch bao giờ mới kết thúc?”

Vì thế giới kết nối với nhau theo nhiều cách, nếu nơi này gặp biến cố, nơi kia cũng khó tránh khỏi liên lụy. Một cách hiển nhiên, chúng ta không những quan tâm đến sức khỏe của bản thân, gia đình, tổ quốc mà còn lo lắng cho cả tình hình chung của thế giới.

Nhưng cần chú ý, nếu để tâm quá mức, bạn có thể sẽ kiệt sức. Trong tình thế hiện tại, tốt hơn hết vẫn là, ai ở đâu hãy giữ yên vị trí đó. Bởi cho đến cùng, bạn chỉ có thể kiểm soát tốt nhất những gì nằm trong phạm vi của mình.

6. Cảm giác như mình bị cô lập

Cách ly tuy ban đầu chỉ là biện pháp nhằm giữ khoảng cách vật lý nhưng về lâu dài có thể gây ra cho chúng ta cảm giác trống vắng kì lạ.

Đường phố vắng hẳn người qua lại, gần như không thể nhận diện được ai là ai. Người ta lảng tránh nhau như sợ hãi một thứ gì đó rất khủng khiếp.

Tất cả thật lạ lẫm, sự bất thường luôn bám rễ trong mọi cảm giác của bạn.

7. Cảm thấy bức bối và nhàm chán

Với những ai hướng nội hoặc vốn thích một mình thì có lẽ cách ly cũng không phải việc gì quá to tát. Nhưng với những ai thích bay nhảy và tụ tập bạn bè thì riêng việc ngồi trong nhà không thôi đã khiến họ cảm giác như bị giam cầm.

Điều này dẫn tới một số trường hợp có thể gây ra những hành động điên rồ hoặc bốc đồng. Ngay bây giờ, nếu quá ít việc để làm, hãy lên mạng tìm kiếm ý tưởng và bạn có thể lập ra danh sách việc cần làm thú vị.

8. Lo lắng cho những người thân yêu

Khi yêu thương ai dó, chúng ta thường xuyên muốn được cùng họ gần nhau. Nhưng COVID-19 đã vô tình khiến chúng ta nhận ra: “Yêu nhau đôi khi cũng cần phải xa nhau”.

Thật may là vẫn còn có công nghệ, Internet đã giúp chúng ta làm được nhiều điều tuyệt vời và đến giờ vẫn vậy. Zalo, Kakao Talk, Viber, Line, Messenger… và hàng trăm ứng dụng trò chuyện miễn phí khác vẫn có sẵn cho người dùng. Luôn có cách để những người yêu mến nhau có thể kết nối.

9. Lo lắng về tài chính

Hiện tại, ở nhiều nơi, một số lượng lớn người đi làm đã phải nghỉ việc nhằm hạn chế tối đa số lượng nhân viên không cần thiết có mặt trên công sở trong giai đoạn bùng phát dịch bệnh.

Trong khi một số việc có thể chuyển sang hình thức làm tại nhà, một số khác thì không thể. Bị cắt giảm lương hoặc mất luôn lương tháng khiến nhiều người lo lắng.

10. Gián đoạn lịch trình và thói quen vốn có

COVID-19 chắc chắn đã và đang khiến chúng ta thay đổi ít nhất một kế hoạch hoặc thói quen nào đó. Đơn cử như hiện nay hầu hết các trường đều phải học online. Một bộ phận du học sinh Việt Nam thay vì ở Hàn Quốc thì vẫn đang cùng gia đình kéo dài thêm kì nghỉ.

Thời điểm này, nhiều người đáng lẽ đang chuẩn bị xúng xính áo váy tạo dáng bên anh đào mùa xuân. Nhưng hiện tại, Hàn Quốc đang cấm tất cả các tụ điểm giải trí và khuyến cáo nên ở nhà càng nhiều càng tốt.

Tuy vậy, mọi thứ cũng không phải hoàn toàn quá tệ. Thời gian này, hãy tranh thủ làm tại nhà những việc bạn thích mà bấy lâu vẫn chưa thể tận dụng thời gian. Sách hay chưa kịp đọc, bản nhạc hay muốn nghe thêm, phim bộ muốn “cày” lại lần nữa…

Hãy nghĩ rằng đây là cơ hội tốt để bạn có thêm thời gian biểu mới. Trên hết, hãy nhớ rằng, điều gì rồi cũng sẽ qua đi. Đại dịch này cũng vậy, dù nó có vẻ đang khá đáng sợ.


Người Việt Nam ở Hàn Quốc có thể sử dụng Bản đồ Virus Corona để theo dõi tình hình lây lan của dịch viêm phổi cấp ở Hàn Quốc cũng như các địa điểm bệnh nhân đã đến để tránh không bị lây nhiễm.

🚒 BẠN CẦN BIẾT: Hướng dẫn cách phát hiện triệu chứng nhiễm virus COVID-19 & Cách phòng tránh lây nhiễm hiệu quả từ các chuyên gia y tế.

⁉️ ĐỪNG HOANG MANG: 6 Tin đồn về virus COVID-19 & Lời giải thích hợp lý.

🔴 Theo dõi cập nhật tình hình lây lan của virus COVID-19 ở Hàn Quốc và trên thế giới tại đây.

Tổng hợp từ Psych2Go

author-avatar

About Eileen

Bằng một cách nào đấy, duyên phận là có thật. Tôi với Hàn Quốc, đơn giản chính là như vậy.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).