Trong bối cảnh cuối đối đầu bạo động giữa sinh viên và cảnh sát càng leo thang ở Hồng Kông, sinh viên Hàn Quốc trong các trường đại học trên toàn Hàn Quốc đã thể hiện sự ủng hộ với các sinh viên Hồng Kông bằng cách lập ra các Bức tường Lennon.

Những bức tường này được đặt theo tên Bức tường John Lennon ở Prague vào thời kỳ chế độ cộng sản vẫn đang nắm quyền ở CH Séc những năm 1980. Các bức tường Lennon ở Prague khi đó được bao phủ bởi lời bài hát và thông điệp bất bình chính trị của ban nhạc Beatles.

Bức tường Lennon, hay còn gọi là bức tường thông điệp, là nơi những người ủng hộ cuộc biểu tình Hồng Kông dán lên đó những thông điệp ủng hộ phong trào dân chủ đang diễn ra ở Hồng Kông.

XEM THÊM: Sinh viên Hàn Quốc chính thức ủng hộ phong trào dân chủ ở Hồng Kông, bất chấp căng thẳng với sinh viên Trung Quốc

Từ trung tuần tháng 11 cho đến nay, các bức tường này đã trở thành điểm nóng tại các trường đại học Hàn Quốc.

Sinh viên Trung Quốc học tại các trường đại học Hàn Quốc như Yonsei, Korea đã tự ý xé các bản thông cáo, các tấm sticker ủng hộ dán trên những bức tường này. Trong quá trình các sinh viên Hàn Quốc bảo vệ những bức tường này, sinh viên hai nước đã xảy ra tranh cãi và đụng độ.

Tại trường đại học Myeongji, sinh viên hai nước Hàn – Trung đã xung đột với nhau trong suốt 7 tiếng đồng hồ và có xô xát, đến mức phải gọi cảnh sát can thiệp.

Một nam sinh viên chia sẻ lại: “Các sinh viên Trung Quốc kéo đến theo nhóm, chửi bới, đe dọa và chụp ảnh những sinh viên Hàn Quốc ủng hộ Hồng Kông và chia sẻ lên phương tiện truyền thông xã hội.”

Một sinh viên ở trường Hanyang cho biết: “Sinh viên Trung Quốc cậy đông nên đã chụp ảnh lại những người ủng hộ Hồng Kông, họ post ảnh lên các nhóm chat chung và thi nhau dò tìm ra thông tin cá nhân của chúng tôi để đe doạ, thậm chí là doạ giết.”

Sinh viên trường Sejong bức xúc khi bức tường thông điệp bị phá hoại.

Một số trường đại học có sinh viên Trung Quốc đông, như trường ngoại ngữ Hàn Quốc (한국외대) đã ra lệnh thu hội lại bức tường thông điệp vì lo ngại mâu thuẫn giữa sinh viên Hàn – Trung trong trường sẽ ảnh hưởng tới bầu không khí chung. Nhưng quyết định này của nhà trường lại khiến sinh viên Hàn Quốc thêm phẫn nộ. Các sinh viên cho rằng, nhà trường “sợ” sinh viên Trung Quốc và ngăn cấm sinh viên tự do bày tỏ ý kiến.

Phản ứng mạnh mẽ nhất có lẽ là sinh viên trường đại học quốc gia Seoul. Sáng ngày 20/11/2019, một nhóm các sinh viên trường đại học Seoul đã mang đơn kiện đến sở cảnh sát quận Gwanak. Họ yêu cầu cảnh sát phải vào cuộc để điều tra các sinh viên Trung Quốc đã phá hoại bức tường Lennon trong trường.

Trong một diễn biến khác ở Hồng Kông, trong vòng 24h, tính từ ngày 19/11/2019, cảnh sát Hồng Kong đã thực hiện 1.100 vụ bắt giữ, nhiều người bị cáo buộc về tội gây bạo loạn và sở hữu vũ khí tấn công. Tính từ tháng 6, đã có hơn 5.000 trường hợp bị bắt giữ. Đây là động thái kiên quyết cho thấy Trưởng Đặc khu bà Carrie Lam không nhượng bộ trước các đòi hỏi của người biểu tình.

Cũng trong ngày 19/11/2019, Thượng viện Hoa Kỳ thông qua dự luật bảo vệ quyền con người ở Hồng Kông trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng mạnh tay đàn áp phong trào biểu tình ủng hộ dân chủ diễn ra nhiều tháng qua.

Sau cuộc bỏ phiếu bằng miệng, dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông sẽ được gửi đến Hạ viện, nơi đã thông qua phiên bản của họ về dự luật này. Thượng viện sau đó thông qua dự luật thứ hai, cấm xuất khẩu một số vũ khí giải tán đám đông cho lực lượng cảnh sát Hồng Kông. Những loại vũ khí bị cấm gồm hơi cay, bình xịt hơi cay, đạn cao su và súng chích điện.

Trước động thái này của Mỹ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ quan điểm: Yêu cầu ông Trump không ký dự luật Nhân quyền Hồng Kông. Và nếu dự luật này thông qua thì sẽ sẽ không chỉ gây tổn hại cho lợi ích của Trung Quốc và quan hệ Trung-Mỹ và cả lợi ích riêng của Hoa Kỳ.

XEM THÊM:

Tham khảo từ Jungang

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).