Chiến tranh thương mại Hàn Nhật 2019 bắt nguồn từ phán quyết của Tòa án tối cao Hàn Quốc hồi cuối năm 2018 đã yêu cầu nhiều công ty Nhật Bản bồi thường cho những người lao động Hàn Quốc bị ép buộc trong suốt giai đoạn chiến tranh thế giới thứ hai.

Để phản hồi lại, Tokyo áp lệnh kiểm soát xuất khẩu ba loại vật liệu quan trọng sang Hàn Quốc gồm nhựa nhiệt dẻo, chất cản quang và hyro florua dùng trong sản xuất sản phẩm bán dẫn.

Ngày 2/8/2019, Nhật Bản tiếp tục loại Hàn Quốc ra khỏi Danh sách trắng, cắt bỏ những lợi ích về nới lỏng chính sách đối với hàng xuất khẩu Nhật Bản, gây ảnh hưởng và thiệt hại lớn cho nền công nghiệp Hàn Quốc.

1. Người Hàn Quốc chọn du lịch Đài Loan thay cho Nhật Bản

Sau những đàm phán không đạt được kết quả khả quan, người Hàn Quốc đã khởi xướng một phong trào tẩy chay mạnh mẽ đối với các sản phẩm xuất xứ từ Nhật Bản.

Các công ty du lịch lữ hành Đài Loan cho biết số lượng người Hàn Quốc và Nhật Bản ghé thăm đảo quốc này đã tăng vọt kể từ khi căng thẳng diễn ra.

“Người Nhật và người Hàn không đi sang nước nhau để du lịch nữa,” Peter Lin, giám đốc Đại lý Du lịch Topology bình luận. “Điều đó giờ đã quá hiển nhiên rồi.”

Ông Yuki Huang, giám đốc marketing kiêm phó giám đốc điều hành của KKday, hãng cung cấp dịch vụ lên kế hoạch lộ trình du lịch đặt tại Đài Loan, cho biết nhóm khách hàng Hàn và Nhật gần như gấp đôi so với năm ngoái, thúc đẩy doanh số của công ty tăng lên đáng kể.

“Số lượng này sẽ còn tăng nữa,” Huang cho biết, đồng thời bổ sung thêm rằng ông dự kiến căng thẳng sẽ còn tiếp tục cho tới các cuộc bầu cử tại Hàn vào tháng 4 năm sau. “Chiến tranh thương mại có khả năng còn tiếp diễn cho đến năm sau và nếu đúng là như vậy thì với mối quan hệ xấu đi (giữa hai nước), người Hàn sẽ tới đây và điều này rất tốt với chúng tôi.”

Căng thẳng với Nhật, Việt Nam trở thành điểm du lịch hấp dẫn nhất với du khách Hàn Quốc

Số liệu từ Cục du lịch Đài Loan cho thấy, trong tháng 9 năm nay, có 95,639 người Hàn đã ghé thăm Đài Loan, tăng 77,457 người so với cùng kỳ năm ngoái.

Số lượng khách du lịch Nhật Bản tới Đài Loan cũng tăng lên 189,946 người trong tháng 9 so với 162,689 người trong cùng giai đoạn của năm ngoái. Trong khi đó, số lượng khách du lịch Hàn Quốc tới Nhật Bản trong khoảng thời gian từ tháng 7 tới tháng 9 năm 2019 lại giảm đi 600,000 người so với cùng kỳ năm 2018.

“Về mảng du lịch thì số lượng khách du lịch Hàn tới Nhật đã sụt giảm một cách đột biến,” Alex Holmes, nhà kinh tế tại Capital Economics bình luận. “Rất có thể rằng nhiều người Hàn nay đã chọn tới Đài Loan thay cho Nhật Bản.”

Đại diện Cục du lịch Đài Loan cho biết nước này hiện đang ra sức quảng bá nhắm tới thị trường Hàn Quốc trong khi cố níu kéo số lượng khách du lịch từ Trung Quốc lục địa sau khi Beijing giới hạn số lượng nhóm tour du lịch đồng thời cấm khách du lịch tự do từ lục địa ghé thăm hòn đảo này vào hồi tháng 8 năm nay.

Đi du lịch Đài Loan từ Hàn Quốc không cần xin visa

2. Xuất khẩu chất bán dẫn tại Đài Loan khởi sắc

Không chỉ du lịch, một số nhà phân tích cũng cho biết căng thẳng Nhật – Hàn mang tới lợi ích to lớn đối với các nhà sản xuất chất bán dẫn tại Đài Loan.

“Hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản làm trì trệ hoặc gián đoạn các hoạt động sản xuất chất bán dẫn tại hàn quốc,” Ma Tieying, chuyên gia kinh tế tại DBS Bank, Singapore phân tích. “Điều này khiến người mua trên toàn cầu chuyển đơn đặt hàng sang nhà cung cấp từ Đài Loan.

Lượng xuất khẩu chất bán dẫn tại Đài Loan đã vượt trên Hàn Quốc trong quý 3 năm nay, Ma nói. Một phần có thể là nguyên nhân từ cuộc chiến thương mại Hàn Nhật, một phần nhờ iPhone 11 đã được tung ra vào hồi tháng 9. Apple là đối tác quan trọng đối với các nhà cung cấp và lắp ráp Đài Loan.

Ngày 31/10, văn phòng thống kê Đài Loan cho biết kinh tế quý 3 của nước này đã tăng trưởng nhanh hơn dự kiến 2.91%.

Theo thông tin từ bài viết hồi tháng 9 của chuyên gia kinh tế chính trị June Park trên East Asia Forum, Samsung và SK Hynix của Hàn Quốc hiện kiểm soát khoảng 73% thị phần chip nhớ DRAM trên toàn thế giới và 47% thị phần chip nhớ flash NAND. Máy tính, điện thoại và tivi đều dùng các bộ phận này.

Tuy nhiên, SK Hynix sẽ bắt đầu cắt giảm sản lượng DRAM từ quý 3 và sản lượng nền wafer được sử dụng trong sản xuất chip bán dẫn cũng sẽ cắt giảm 15% so với năm 2018, hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint cho biết trong một bài viết ngày 1/8. Động thái này được thực hiện nhằm “giảm thiểu rủi ro từ việc thiếu hụt nguyên liệu thô.”

XEM THÊM:

Tổng hợp từ South China Morning Post

author-avatar

About Huong Tran

Làm việc tự do, sống và hưởng thụ từng ngày ý nghĩa trên mảnh đất vừa xa lạ vừa thân quen Hàn Quốc.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).