Hệ thống tàu điện ngầm thủ đô Seoul không chỉ được ca ngợi là một trong những hệ thống giao thông công cộng tiện lợi nhất thế giới mà còn bởi lịch sử lâu đời của nó.

Được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1971, và chính thức đưa vào sử dụng từ ngày 15/8/1974, đến nay hệ thống tàu điện ngầm thủ đô Seoul đã có đến 46 năm lịch sử.

Vậy trong ngần ấy năm hoạt động, bạn có biết: “Có bao nhiêu ga tàu điện ngầm đã được thay tên đổi họ theo thời gian?”

Ga Đại học Konkuk (건대입구역)

Đây là ga nối giữa line 2 và line 7 (đổi tên vào năm 1985).

Tọa lạc tại phường Hwayang (화양동), quận Kwangjin (광진구), thủ đô Seoul, ga Đại học Konkuk là một trong những nhà ga tấp nập nhất, nối giữa đường tàu số 2 và số 7.

Mỗi ngày, bến đỗ ở đây liên tục đón hàng nghìn lượt người qua lại, song trên thực tế có lẽ ít ai biết về tên gọi mang tính lịch sử của nhà ga này.

https://post-phinf.pstatic.net/MjAxOTA5MDlfNzgg/MDAxNTY4MDE2NjM2NzA1.X-qDsTqTAOLj1vPKnvr4dKIgtYUa3_X4M8jv32vDAm0g.XO3jZiKiju1zenb3kALNO31Nk6HmTJ-FPi65f7GwtGIg.JPEG/image_366865201568016600954.jpg?type=w1200

Chính thức được đưa vào sử dụng từ năm 1980, ga Đại học Konkuk có tên đầu tiên là “ga Hwayang”, theo tên phường mà nhà ga này được xây dựng. Tuy nhiên thời gian sau đó, một số nhà ga khác trong khu vực phường Hwayang bắt đầu lần lượt xuất hiện.

Việc đặt tên ga theo địa danh dần trở thành một bài toán khó với chính quyền địa phương. Do đó, kể từ năm 1985, ga Hwayang được đổi tên thành “ga Đại học Konkuk” theo đúng vị trí mà nó tọa lạc.

Ga Yongdap (용답역)

Ga nằm trên line 2 (đổi tên vào năm 1992)

Nằm tại phường Yongdap (용답동), quận Seongdong (성동구), thủ đô Seoul, ga Yongdap được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1980, với cái tên “ga Giji” (Car Depot), do tiếp giáp với đường tàu Gunja (군자차량기지 – Gunja Train Depot) trên cùng khu vực.

https://post-phinf.pstatic.net/MjAxOTA5MDlfNjgg/MDAxNTY4MDE2NjgyMjc2.G4n98bm-JXuds-gDz3kMP3vmQFKYaTYYXOseE4ZwmFYg.Sf8LqQZbDmlpepsnE6ZO9_HafjAu8ggesCpn1tY_ISAg.JPEG/image_2807525981568016654415.jpg?type=w1200

Tuy nhiên không lâu sau đó, một đường tàu mới (신정차량기지 – Sinjeong Train Depot) – đã được thành lập ở quận Yangcheon (양천구). Do đó, nếu chỉ gọi bằng cái tên “Giji”, người dân sẽ không tránh khỏi hiểu nhầm giữa “군자차량기지” (Gunja Train Depot) và “신정차량기지” (Sinjeong Train Depot).

Vì lý do này, vào năm 1992, chính quyền địa phương đã quyết định đổi tên ga Giji quận Seongdong thành “ga Yongdap” như ngày nay.

Ga Đại học Sungkyunkwan (성균관대역)

Ga nằm trên line 1 (đổi tên vào năm 1994).

Tọa lạc tại phường Yuljeon (율전동), quận Jangan (장안구), thành phố Suwon (수원시), tỉnh Gyeonggi (경기도) và thuộc đường tàu số 1, ga Đại học Sungkyunkwan chính thức được đưa vào sử dụng từ năm 1979, với cái tên được đặt theo phường Yuljeon (율전역).

https://post-phinf.pstatic.net/MjAxOTA5MDlfNDAg/MDAxNTY4MDE2NzM0MDg0.UXTN7Tq1VZQIghcih3NouXvX8p8-wzN1QUZHoppJ1v8g.FDco7e53ngcMetIddaB5Wt5dQzKsqQK5Q91D3XiugEQg.JPEG/image_2071660331568016711805.jpg?type=w1200

Tuy nhiên, kể từ khi có sự xuất hiện của campus Khoa học – Tự nhiên thuộc trường đại học Sungkyunkwan, ga Yuljeon được khoác lên một diện mạo mới với tên gọi “ga trước trường Sungkyunkwan” (성대앞역) vào năm 1984.

Song câu chuyện vẫn chưa dừng lại ở đó. Bởi đến năm 1994, một cái tên “sang chảnh” hơn đã được đề xuất và từ đó, người ta gọi nhà ga này là “ga Đại học Sungkyunkwan”.

Ga Jeongja (정자역)

Ga nối giữa line Bundang và Shinbundang (đổi tên vào năm 2002)

Nằm tại phường Jeongja (정자동), quận Bundang (분당구), thành phố Seongnam (성남시), tỉnh Gyeonggi (경기도), ga Jeongja là điểm nối giữa hai đường tàu Bundang và Shinbundang (신분당). Nhà ga này lần đầu tiên được biết đến vào năm 1994 với cái tên “ga Baekgoong” (백궁역).

D12) 신분당선 정자역 역명판 - YouTube

Được biết, lúc bấy giờ, “ga Baekgoong” là sự kết hợp giữa phường Baekhyun (백현동) và phường Goongnae (궁내동) – hai địa điểm vốn được xem là trung tâm hành chính của quận Bundang. Về sau, vào khoảng năm 2002, nhiệm vụ này được bàn giao cho phường Jeongja. Đây cũng là lúc ga Baekgoong được thay tên đổi họ thành “ga Jeongja” như ngày nay.

Ga Tổ hợp Kỹ thuật số Guro (구로디지털단지역)

Ga nằm trên line 2 (đổi tên vào năm 2004).

Ga Tổ hợp Kỹ thuật số Guro nằm trên đường tàu số 2, thuộc phường Guro (구로동), quận Guro (구로구), thủ đô Seoul.

Trước khi chính thức đi vào hoạt động, nhà ga này vốn được đặt tên “Lối vào khu công nghiệp” (공단입구역). Tuy nhiên, ngay khi được khánh thành, chính quyền địa phương đã quyết định gọi nơi đây là “Khu công nghiệp Guro” (구로공단역).

https://post-phinf.pstatic.net/MjAxOTA5MDlfMjY0/MDAxNTY4MDE2ODM1OTkx.zWl5J2nAwedkUHVhUXwsiAgqYn7BaFiHMl3VMQOFwusg.mIFgL-0k4BH3VgA-v2gn6H1P9ZedpKJ3drIgQ7KdXbEg.JPEG/image_4351163181568016806839.jpg?type=w1200

Về sau, các khu công nghiệp tại khu vực này được lần lượt di dời về các tỉnh. Thay vào đó là sự xuất hiện ồ ạt của một số tập đoàn và công ty trong lĩnh vực IT. Vì lý do này, chính quyền địa phương lại một lần nữa thay đổi tên họ nhà ga thành “ga Tổ hợp Kỹ thuật số Guro”, nhằm phù hợp với hình ảnh phát triển của quận lúc bấy giờ.

“Mệt mỏi” vì nhà ga liên tục thay tên đổi họ

https://post-phinf.pstatic.net/MjAxOTA5MDlfMTgx/MDAxNTY4MDE2ODgwOTUx.gA8Oszg9SkvVexHgjhrfk9WyhgvxIy5oC8AC4IdvwdQg.VTcqULgBvddZmSGv_GpYz6n0JzpgfzyMnBHiTHis9N8g.JPEG/2_1.jpg?type=w1200

Trên thực tế, ngoài 5 nhà ga nói trên, Hàn Quốc vẫn còn tồn lại rất nhiều nhà ga khác được thay đổi họ tên trên “giấy khai sinh”. Thậm chí, có nhiều nơi không chỉ được đổi bởi một mà bằng rất nhiều cái tên khác nhau theo từng thời điểm.

Trong số đó, có lẽ phải kể đến “ga Công viên lịch sử và văn hóa Dongdaemun” (동대문역사문화공원역), thuộc đường tàu số 2.

Trước khi được đưa vào sử dụng, nhà ga này được dự kiến sẽ ra mắt với cái tên “ga Euljiro-6-ga” (을지로6가역). Tuy nhiên, ngay sau khi bắt đầu đi vào hoạt động, nó lại được đổi tên thành “ga Sân vận động Seoul” (서울운동장역).

https://post-phinf.pstatic.net/MjAxOTA5MDlfMjk0/MDAxNTY4MDE2ODkyNjAz.deEU90xuvFnVOorXBvTfdDLiaIFphzaY8mPuIR3kE30g.2uyEruHDvinsRrj0n1WjRw2FvEpnnaTs1wHOu-hh3aYg.JPEG/2_2.jpg?type=w1200

Đến năm 1984, nhà ga này lại tiếp tục được đổi tên thành “ga Sân vận động Dongdaemun” (동대문운동장역), để tránh nhầm lẫn với Khu liên hợp thể thao Jamsil (잠실종합운동장).

Song, đây vẫn chưa là điểm dừng, khi cho đến năm 2009, “ga Sân vận động Dongdaemun” lại một lần nữa được đổi thành “ga Công viên lịch sử và văn hóa Dongdaemun”.

Đây được xem là cái tên dài nhất trong lịch sử hệ thống tàu điện ngầm thủ đô, đồng thời cũng là cái tên khiến nhiều người dân… mệt mỏi nhất khi phải nhắc đến.

XEM THÊM:

Tổng hợp từ Naver

author-avatar

About Minh Thảo

Đến với tiếng Hàn như một cái duyên, đến với Hàn Quốc như một cơ hội. Hy vọng bản thân vẫn đang sử dụng tốt cơ hội của chính mình để ngày càng có thể khám phá rõ nét hơn về đất nước xa lạ nhưng cũng thật quen thuộc này.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).