Bước vào thế kỉ 20, những ảnh hưởng về mặt văn hoá của Nhật Bản dần dần xuất hiện trong cuộc sống của người dân trên bán đảo Hàn Quốc.

Một trong số đó là phong trào bầu chọn “hoa hậu”, “mĩ nhân”, với ứng cử viên là những nàng hoa khôi (chủ yếu là các Ca kỹ) nức tiếng và ban giám khảo là những người bỏ phiếu. Thông thường, những cuộc bình chọn lớn sẽ được chủ trì bởi các toà soạn báo với mục đích chính là quảng cáo kiếm lời.

Tuyển tập chân dung các nàng Kỹ nữ

Cách thức bầu chọn cũng được thực hiện tuỳ vào đối tượng quảng cáo. Nếu là do các đầu báo chủ trì nhằm đẩy mạnh doanh thu, hình ảnh của các ứng cử viên sáng giá nhất sẽ được in lên một trang báo riêng với chân dung và tên được đề phía dưới.

Những người ái mộ muốn bầu cho người đẹp trong lòng mình sẽ sẵn lòng chi hầu bao đặt báo hàng ngày để đổi lấy phiếu bầu chọn.

Hình ảnh các Kỹ nữ được in trên bao thuốc lá

Một cách thức khác của các cuộc bầu chọn hoa hậu ở Hàn thời kì đó là bằng các bao thuốc lá. Hình ảnh của các người đẹp sẽ được in trên bao thuốc, do giới hạn kích thước nên mỗi một bao sẽ in ảnh của một người.

Chiếc bao thuốc này vừa góp phần tham gia quảng bá cho cuộc bầu chọn, vừa góp phần đẩy mạnh doanh số của nhà đầu tư là hãng thuốc lá chủ đầu tư.

Năm 1902, phố đèn đỏ đầu tiên ra đời tại thành phố cảng Busan. Đây được xem là một vị trí có ý nghĩa, thể hiện sự “mở cửa” và “thông thương quốc tế” với tần suất lui tới thường xuyên của đủ hạng người từ khắp các quốc gia.

Năm 1908, người Nhật giành lấy quyền kiểm soát ngành công nghiệp “béo bở” này, họ buộc toàn bộ các Kỹ nữ (기생) phải ra khai báo tên tuổi và làm thủ tục đăng kí nhằm dễ kiểm soát hơn. Tuy nhiên cần chú là là Kỹ nữ ở đây là các cô gái hoạt động ở phố đèn đỏ, thực tế thời Joseon, Kỹ nữ còn hoạt động ở nhiều ngành nghề khác.

Các Kỹ nữ hoạt động trong lĩnh vực này lúc bấy giờ cũng được chia thành từng hạng khác nhau. Kỹ nữ cao cấp là một số rất nhỏ các cô gái tài sắc song toàn, ăn nói duyên dáng và nổi tiếng.

Kỹ nữ hạng hai tuy không so được về độ danh tiếng và được săn đón như Kỹ nữ hạng nhất nhưng họ cũng có tự do nhất định. Kỹ nữ hạng hai không phải gặp khách đại trà mà có những khách hàng riêng. Thông thường họ không có mặt tại phố đèn đỏ mà chỉ đi theo những cuộc hẹn riêng.

Kỹ nữ hạng ba là những người vất vả với công việc mưu sinh nhất. Họ phải mua vui cho khách tại các “nhà” lớn nhỏ ở phố đèn mờ. Vào những năm 1920-1930, các áp phích quảng bá du lịch Hàn Quốc tại Nhật rất chú trọng sử dụng hình ảnh các cô nàng Kỹ nữ.

Lượng khách tìm đến các nhà Kỹ nữ khi ấy là một con số khổng lồ. Nhiều người, nhiều quốc tích và đủ loại màu da. Khách người Hàn, khách người Nhật, người Mĩ, người Trung Quốc, người Châu Âu…không khó để bắt gặp họ bước đi hối hả trên các ngõ nhỏ của phố “thiên đường”.

Các nàng Kỹ nữ hạng nhất

Một trường dạy Kỹ nữ

Rời xa khái niệm Kỹ nữ chỉ là những người đàn bà buôn phấn bán hương, muốn trở thành Kỹ nữ hạng nhất, các cô gái Joseon xưa phải trải qua quá trình huấn luyện đặc biệt.

Các cô phải học thơ truyền thống, Múa, Hát, Đàn Gayagum 가야금, Dương cầm, Hán văn, Tiếng Nhật… từ khi còn rất nhỏ. Khi trổ mã thành thiếu nữ và chính thức trở thành Kỹ nữ ở độ tuổi 14, ai cũng có thể xưng là tài nữ.

Các nàng Kỹ nữ hạng nhất này có thể xem như minh tinh của thời bấy giờ. Thường chỉ có họ mới đủ tư cách tham gia vào các cuộc bầu chọn Đệ nhất mĩ nhân trên các mặt báo. Ai được chọn là gương mặt xuất hiện trên các áp phích quảng cáo, các bao xà phòng, thuốc lá cũng đồng nghĩa với việc người đó được xem là một trong những nàng xinh đẹp và sáng giá nhất giữa rừng hoa thuở ấy.

XEM THÊM:

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).