Người Hàn Quốc vốn có văn hóa truyền thống là tặng quà cho đối tác hay những người quen vào dịp tết trung thu Chuseok hay tết Nguyên đán Seollal (phổ biến là thịt bò, trái cây, hải sản…).

Nhưng từ năm 2016 thì hoạt động tặng quà, thậm chí là liên hoan, mời nhau đi ăn ngoài cũng trở thành vấn đề vô cùng nhạy cảm.

Quà xếp đầy hành làng tại tầng 1 Tòa nhà quốc hội vào Tết trung thu năm 2013
Quà xếp đầy hành làng tại tầng 1 Tòa nhà quốc hội vào Tết trung thu năm 2013
Quang cảnh trung thu năm nay: Biển báo cấm mang quà vào trong khu cơ quan chính phủ của Hàn Quốc.
Quang cảnh trung thu năm nay: Biển báo cấm mang quà vào trong khu cơ quan chính phủ của Hàn Quốc.

Tại sao lại có sự thay đổi này?

Bởi dự kiến luật chống tham nhũng mang tên là Luật Kim Young Ran đã có hiệu lực từ ngày 28/9/2016 tại Hàn Quốc. Luật mới này được đưa ra sau thảm họa chìm phà Sewol năm 2014 – phần nào phơi bày mối liên hệ mờ ám giữa cơ quan quản lý và ngành công nghiệp vận tải biển.

Theo một cuộc khảo sát của Ủy ban Chống tham nhũng và Dân quyền Hàn Quốc năm 2014, 63% trong tổng số 1.400 người được hỏi cho rằng tham nhũng tồn tại trong xã hội Hàn Quốc.

Tại sao lại gọi là luật Kim Young Ran?

Luật này được gọi theo tên bà Kim Young Ran, cựu Chủ tịch Ủy ban vì quyền lợi người dân, người đầu tiên đề xuất luật này vào năm 2012.

Từ khóa quan trọng của Luật Kim Young Ran là tính chất trao đổi. Trường hợp công chức nhận tiền hoặc tặng phẩm, chiêu đãi có giá trị vượt quá mức trần quy định thì sẽ đều bị xử phạt mà không cần phải chứng minh việc tặng quà đó mang tính chất trao đổi, hoặc có liên quan tới công việc.

Trước đây, nếu muốn xử phạt tội nhận hối lộ đối với một công chức nhận tiền hay thết đãi, cơ quan điều tra phải chứng minh được mối quan hệ nhân quả của hành vi thết đãi đó nhằm trao đổi việc gì, sau đó mới có thể xử phạt.

Nhiều công chức đã đưa ra các hình thức biện minh khác nhau để thoát khỏi lưới pháp luật, như nói rằng số tiền đã nhận đó là tiền đi vay, sẽ trả sau, hoặc bản thân mình ngẫu nhiên lại ngồi chung bàn trong buổi tiệc chiêu đãi đó.

Cho tới hiện nay, chỉ có một số ít trường hợp công chức bị xử phạt, thậm chí những người bị xử phạt còn chỉ cho là do “số không may”. Luật Kim Young Ran hi vọng có thể xóa sổ được thông lệ xấu này.

Đối tượng áp dụng Luật Kim Young Ran là ai?

Đối tượng áp dụng của Luật Kim Young Ran là các công chức, lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, nghị sĩ Quốc hội, người làm trong ngành báo chí, giáo viên các trường học tư thục.

Nếu những người này nhận thết đãi bữa ăn trên 30.000 won (khoảng 25,7 USD), quà tặng có trị giá trên 50.000 won (khoảng 42,8 USD), tiền hiếu hỷ trên 100.000 won (85, 6 USD) thì sẽ bị xử phạt hành chính. Nếu giá trị vượt quá 1 triệu won (tương đương 856 USD) thì sẽ bị xử lý hình sự.

Luật Kim Young Ran có thể coi là một biện pháp mang tính bước ngoặt trong nỗ lực quét sạch nạn tham nhũng tại Hàn Quốc. Thậm chí luật còn xử phạt với cả những người hối lộ tiền, đưa quà tặng hay đề xuất chiêu đãi nên không chỉ cán bộ mà cả người dân thường cũng sẽ chịu áp dụng của luật này.

Những tranh cãi xung quanh Luật Kim Young Ran

Tuy nhiên, luật này cũng còn nhiều bất cập, sẽ làm giảm nhu cầu tiêu thụ của các nhà hàng, sân golf, những người nông dân trồng hoa, chăn nuôi gia súc… Nhiều người dân đã biểu tình rằng một bữa ăn “bình thường” trong nhiều nhà hàng, khách sạn cũng đã có giá trên 50.000 KRW.

Nếu áp dụng một cách cứng nhắc theo luật này thì nhu cầu về các bộ quà tặng như thịt bò, hay lẵng hoa chúc mừng công chức nhân dịp thăng chức hay lúc hiếu hỷ sẽ giảm đi.

Hiệp hội Ngành công nghiệp thủy sản Hàn Quốc cho biết một lượng hải sản trị giá 8.900 tỉ KRW được bán tại nước này hồi năm ngoái, trong đó 21% được tiêu thụ trong dịp Tết Nguyên đán và Tết Trung thu. Vì thế, họ ước tính doanh thu sẽ giảm khoảng 1.100 tỉ KRW nếu những sản phẩm đắt tiền, như bào ngư, không còn được lựa chọn làm quà tặng.

qua2
qua3

Ngoài ra, hồi đầu tháng này, Liên đoàn Hợp tác xã Nông nghiệp quốc gia Hàn Quốc cho rằng luật mới sẽ gây thiệt hại cho nông dân bởi hơn 50% giỏ quà trái cây và 98% sản phẩm quà thịt bò đã có giá trên 50.000 KRW.

Trong khi đó, theo Liên đoàn Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc, nên nâng mức hạn chế về giá trị bữa ăn lên 70.000 won nhằm ngăn sự suy giảm của ngành công nghiệp thực phẩm.

Đối mặt những phàn nàn trên, Ủy ban Chống tham nhũng và Dân quyền Hàn Quốc cho biết sẽ tiếp tục thu thập ý kiến của công chúng để có sự điều chỉnh hợp lý trước khi luật có hiệu lực.

XEM THÊM:

One thought on “Luật chống tham nhũng Kim Young Ran ở Hàn Quốc

  1. eunji viết:

    bai viet that la hay, cam on nhieu thong tin bo ich.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).