Chiều ngày 3/8, tại quảng trường Gwanghwamun (trung tâm văn hoá của thủ đô Seoul), hơn 15 ngàn người dân Hàn Quốc đã biểu tình phản đối quyết định Nhật Bản loại Hàn Quốc khỏi danh sách trắng ngày 2/8 trước đó.

⇢ Theo dòng sự kiện:

Sự nổi giận của người dân

Đây là một cuộc biểu tình thắp nến. Khi muốn bày tỏ ý kiến trước những sự kiện quan trọng của quốc gia, người dân Hàn Quốc thường tổ chức biểu tình thắp nến. Vào năm 2017, cũng tại quảng trường này đã có hơn 10 triệu người Hàn Quốc biểu tình thắp nến yêu cầu cách chức Tổng thống Park Geun Hye. Biểu tình thắp nến được tôn vinh là biểu tượng cho nền dân chủ, tình đoàn kết của người dân Hàn Quốc trong thế kỉ 21.

Người dân Hàn Quốc nổi giận
Người dân Hàn Quốc nổi giận
Người dân Hàn Quốc nổi giận

Phóng viên nước ngoài cũng đến đưa tin.

Người dân Hàn Quốc nổi giận

Khu vực căng thẳng nhất tại Hàn Quốc lúc này chính là Đại sứ quán Nhật Bản tại Seoul. Khu vực này lúc nào cũng có người biểu tình, cảnh sát, đặc vụ vây kín. Một người dân còn chở nguyên một xe kem và cà phê đến đây để cổ vũ những người biểu tình.

Người dân Hàn Quốc nổi giận

Nội dung biểu tình của người dân Hàn Quốc và phê phán quyết định loại bỏ Hàn Quốc khỏi Danh sách trắng và hối thúc chính phủ phải xoá bỏ Hiệp định đảm bảo thông tin quân sự chung (GSOMIA) Hàn-Nhật.

Người dân Hàn Quốc nổi giận

Hiệp định đảm bảo thông tin quân sự chung Hàn-Nhật có thời hạn một năm, sẽ tự động bị chấm dứt hiệu lực nếu có đề xuất từ một trong hai phía. Ngày 24/8 tới đây là thời hạn cuối cùng để Seoul và Tokyo đưa ra ý kiến về thỏa thuận này.

Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu phản đòn

Ngay sau khi biết được quyết định chính thức từ phía Nhật xoay quanh Danh sách trắng, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In cũng kiên quyết tuyên bố: Hàn Quốc sẽ không bị Nhật Bản đánh bại lần nữa và cảnh báo hậu quả nghiêm trọng khi Tokyo gạch tên Seoul khỏi danh sách các nước nhận ưu đãi xuất khẩu.

Nhật Bản thẳng tay gạt Hàn Quốc khỏi Danh sách trắng

Cụ thể, chính phủ Hàn Quốc cho rằng động thái này của Nhật Bản hiển nhiên vi phạm toàn diện quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nên sẽ tăng tốc chuẩn bị khởi kiện Nhật Bản lên WTO.

Tiếp theo, Hàn Quốc cũng đang xem xét huỷ bỏ Hiệp định đảm bảo thông tin quân sự chung (GSOMIA) Hàn-Nhật.

Hiệp định đảm bảo thông tin quân sự chung (GSOMIA) Hàn-Nhật

Hiệp định đảm bảo thông tin quân sự chung (GSOMIA) Hàn-Nhật được kí kết vào ngày 23/11/2016.

Sau khi 2 bên ký kết hiệp định này, Hàn Quốc sẽ được cung cấp các thông tin về hạt nhân và tên lửa Bình Nhưỡng mà vệ tinh trinh sát của Nhật Bản thu thập được, đồng thời, sẽ chia sẻ với Tokyo thông tin về tên lửa Triều Tiên do tàu khu trục Aegis của quân đội Hàn Quốc nắm bắt được.

GSOMIA Nhật – Hàn bao gồm 21 điều khoản, quy định về:

  • Cấp độ bí mật thông tin sẽ trao đổi
  • Cách thức cung cấp thông tin
  • Nguyên tắc bảo hộ thông tin
  • Phạm vi đối tượng được tiếp cận thông tin
  • Cách hủy thông tin sau khi trao đổi
  • Đối sách đề phòng rò rỉ thông tin hay mất mát dữ liệu
  • Nguyên tắc giải quyết tranh chấp

Trong đó, cấp độ bí mật quân sự trao đổi giữa 2 bên được quy định là những bí mật quân sự cấp độ II trở xuống, còn thông tin quân sự cấp độ I không thuộc phạm vi trao đổi giữa Seoul và Tokyo theo hiệp định này.

(Luật bảo hộ bí mật quân sự của Hàn Quốc chia thông tin quân sự làm 3 cấp độ. Cấp độ I là những thông tin nếu bị rò rỉ sẽ gây nguy hiểm nghiêm trọng tới an ninh, an toàn quốc gia. Cấp độ II là những thông tin nguy hiểm đáng kể nếu bị rò rỉ và cấp độ III là thông tin tương đối nguy hiểm nếu bị rò rỉ)

Hiệp định này cũng quy định rằng, các bí mật quân sự phải được truyền đạt tới người phụ trách thông qua kênh liên lạc giữa 2 Chính phủ và 2 nước phải chịu trách nhiệm về bảo mật thiết bị lưu trữ thông tin liên quan.

Hiệp định này có hiệu lực 1 năm và sẽ tự động gia hạn thêm sau mỗi năm nếu 2 nước không có thông báo bằng văn bản cho nước kia trong vòng 90 ngày trước khi hiệp định hết hiệu lực.

Vào ngày 29/7, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã phát biểu tại Tokyo, bày tỏ hy vọng gia hạn Hiệp định đảm bảo thông tin quân sự chung (GSOMIA) Hàn-Nhật. Đây là phản ứng chính thức đầu tiên của Nhật Bản sau khi Bắc Hàn gần đây hối thúc Hàn Quốc xóa bỏ hiệp định này.

Hàn Quốc cũng có Danh sách trắng

Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế kiêm Bộ trưởng Kế hoạch và tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki ngày 2/8 tuyên bố Seoul cũng sẽ tiến hành các quy trình cần thiết để loại Nhật Bản khỏi Danh sách trắng các nước được huỏng ưu đãi về xuất khẩu, siết chặt quản lý xuất khẩu sang Tokyo.

Việc xóa tên này có thể khiến các nhà xuất khẩu Nhật Bản phải xin giấy phép bán hàng cho Hàn Quốc với quy trình phức tạp, làm chậm việc xuất khẩu một loạt các hàng hóa có thể được sử dụng để sản xuất vũ khí.

Hàn Quốc không còn cách nào khác ngoài việc xử lý cứng rắn đối với vấn đề này: Nhật Bản đã vượt quá giới hạn. Chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải phản ứng một cách cứng rắn. Hành động liên tiếp của Nhật Bản đã đe dọa tự do thương mại và hợp tác kinh tế không chỉ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc mà cả với thế giới. Hành động của họ đã gây gián đoạn hệ thống hợp tác an ninh giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Các giải pháp ứng phó của chính phủ

24h trước khi Nhật Bản đưa ra quyết định loại Hàn Quốc khỏi Danh sách trắng, chính phủ Hàn Quốc cũng đã mở website hướng dẫn các doanh nghiệp Hàn Quốc tìm hiểu về những hạn chế thương mại mới đây mà Nhật Bản áp đặt với nước này, giữa lúc những thay đổi trong các quy định mua hàng của Nhật Bản gây lúng túng cho các doanh nghiệp Hàn Quốc.

Một quan chức Bộ Thương mại Hàn Quốc nêu rõ: Nhiều công ty đã yêu cầu cần một bức tranh rõ ràng về những điều bị loại khỏi các biện pháp trong Danh sách trắng.

Website hướng dẫn này có tên Tìm hiểu những hạn chế của Nhật Bản, cung cấp một danh sách những sản phẩm nhạy cảm có thể đối mặt với những quy định được thắt chặt. Các thương nhân cũng có thể đăng ký gặp trực tiếp các quan chức chính phủ thông qua trang mạng này.

Trước đó, Quốc hội Hàn Quốc ngày 2/8 cũng đã thông qua dự luật ngân sách bổ sung trị giá 5.830 tỷ KRW (khoảng 4,9 tỷ USD), để hỗ trợ các nỗ lực thúc đẩy kinh tế của chính phủ. Trong đó dành riêng hơn 273 tỷ KRW để thực hiện các biện pháp ứng phó quyết định hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản đối với Hàn Quốc.

Chính phủ Hàn Quốc thống kê có tổng cộng 1.194 mặt hàng vật tư chiến lược có liên quan đến quy chế kiểm soát xuất khẩu mới của Tokyo, trong đó 159 mặt hàng sẽ bị ảnh hưởng lớn. Chính phủ Hàn Quốc sẽ xúc tiến chỉ định quản lý đặc biệt với 159 mặt hàng này.

Ngoài ra, Chính phủ Hàn Quốc cũng đã xây dựng phương án giảm thiểu gánh nặng cho doanh nghiệp, như khởi động hệ thống hỗ trợ thông quan 24/24 giờ, nhằm hỗ trợ thông quan nhanh chóng các mặt hàng thuộc đối tượng điều chỉnh quy chế xuất khẩu của Nhật Bản, giảm thiểu các quy trình về hồ sơ, kiểm tra hàng hóa.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).