Vào năm ngoái, người dân Hàn tham gia phong trào “NO JAPAN” để phản đối những chính sách mà Thủ tướng Nhật Bản Abe thực hiện đối với Hàn Quốc. Phong trào này đã khiến làn sóng tẩy chay các sản phẩm có xuất xứ từ Nhật Bản lan rộng trên khắp đất nước này.

Doanh số của các công ty Nhật Bản tại Hàn Quốc nhanh chóng xuống dốc không phanh và cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu ổn định trở lại.

Theo Dịch vụ giám sát tài chính, lợi nhuận hoạt động năm ngoái của nhà sản xuất trang phục thể thao đến từ Nhật Bản Descente Korea đã giảm tới 78%, từ 67.9 tỷ KRW chỉ còn 9 tỷ KRW.

Lượng giá trị sản phẩm bán ra giảm 15% so với năm ngoái xuống còn 615.6 tỷ KRW. Được biết, Descente Korea là một tập đoàn vận hành các hãng thời trang như Descente, Lecoq Sportif, Munsing Wear… Descente của Nhật Bản sở hữu 100% cổ phần của tập đoàn này.

Sau khi du nhập vào Hàn Quốc, hãng này đã nhanh chóng phát triển không ngừng trong vòng 16 năm liên tiếp những rồi bỗng chốc chững lại và tụt dốc khi phong trào NO JAPAN xuất hiện năm 2019.

Hãng thời trang Nhật Bản đình đám UNIQLO được điều hành bởi FR KOREA cũng ghi nhận sự sụt giảm tương tự tới 30%, doanh thu chỉ còn 974.9 tỷ KRW. Kể từ năm 2014, doanh thu của công ty này luôn nằm trên mức 1.035 nghìn tỷ KRW, nhưng vì NO JAPAN, hãng cũng đã lần đầu ghi nhận mức dưới 1 nghìn tỷ trong năm vừa qua.

UNIQLO ghi nhận mức lỗ chưa từng thấy vì NO JAPAN

Thậm chí, mức lỗ của UNIQLO còn được đánh giá lên tới 1.9 tỷ KRW. Trong khi đó, lợi nhuận hoạt động trong năm 2019 của công ty này (từ 9/2018 đến 8/2019) được ghi nhận là 199.4 tỷ KRW.

MUJI, một công ty chuyên về đồ gia dụng, cũng ghi nhận mức thua lỗ là 7.1 tỷ KRW vào năm ngoái. Trong khi trước lúc phong trào NO JAPAN diễn ra, năm 2018 công ty này còn ghi nhận mức lợi nhuận tăng lên tới 30% so với 2017, đạt mức 7.68 tỷ KRW.

Một hệ thống của hàng chuyên về giày dép, sneaker khác từ Nhật Bản là ABC Mart thì có vẻ khá khẩm hơn khi giá trị hàng hóa bán ra tăng 7% ở mức khoảng 545.9 tỷ KRW. Tuy nhiên, thực tế lợi nhuận công ty này đã giảm khoảng 12% xuống chỉ còn 37.6 tỷ KRW.

Lotte Asahi Alcohol, một công ty Hàn Quốc thuộc tập đoàn Lotte nhưng lại phân phối sản phẩn bia của Nhật Asahi, cũng có mức doanh thu giảm một nửa so với năm trước, từ 124.8 tỷ KRW xuống 62.3 tỷ KRW.

Lãi ròng từ 6.6 tỷ KRW lại bỗng chốc chuyển sang thua lỗ tới 18.2 tỷ KRW. Asahi từng đứng đầu trong danh sách các loại bị nhập khẩu bán chạy tại Hàn Quốc tuy nhiên sau khi cuộc tẩy chay bắt đầu vào tháng 7 năm ngoái, sự thống trị này đã chấm dứt.

7-Eleven – một chuỗi cửa hàng tiện lợi của Mỹ quản lý bởi công ty Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng

7-Eleven, hệ thống cửa hàng tiện lợi lớn thứ 3 tại Hàn Quốc chỉ sau GS25 và CU, cũng ghi nhận lợi nhuận chỉ đạt mức 1.09% thấp hơn nhiều so với nhóm dẫn đầu kia ở mức 3%. 7-Eleven bản chất là một công ty được sáng lập và có trụ sở tại Mỹ, tuy nhiên làn sóng tẩy chay cũng lan đến cả công ty này khi nó được mua lại bởi công ty Nhật Ito-Yokado.

Mức quan tâm đối với 7-Eleven cũng giảm đáng kể. Theo một khảo sát được thực hiện trên 12 kênh trực tuyến như tin tức, mạng xã hội từ 12/1 đến 12/4 đối với 5 cửa hàng tiện lợi lớn nhất Hàn Quốc, CU, GS25 và Emart đều tăng lần lượt lên 22, 25 và 43.6%. Trái lại 2 hãng Nhật Bản là 7-Eleven và MiniStop lại lần lượt giảm xuống chỉ còn 20 và 6.3%.

Một viện nghiên cứu cho hay: “Việc sử dụng các cửa hàng tiện lợi gần nhà do dịch COVID-19 đang tăng lên, tuy nhiên, phong trào NO JAPAN dường những vẫn chưa dứt khi các công ty 7-Eleven, MiniStop vẫn chưa cảm thấy sự phát triển trở lại.”

Ngoài ra, Lion Korea, một công ty chuyển bán nước rửa tay Nhật Bản “I Clean” đã ghi nhận mức lợi nhuận hoạt động giảm tới 41% (còn 6.1 tỷ KRW) so với cùng kỳ năm ngoái. Mizuno Korea, nhà sản xuất trang phục thể thao cũng rơi vào tình trạng tương tự khi lãi giảm một nửa chỉ còn 3.5 tỷ KRW.

Mizuno là một công ty chuyển sản xuất sản phẩn thời trang thể thao của Nhật Bản

Một quan chức của ngành phân phối cho biết: “Các công ty Nhật Bản khi vào Hàn Quốc từng ghi nhận lãi suất từ 2 con số trở nên giờ đây đang gặp rất nhiều khó khăn trong vài tháng gần đây do phòng trào NO JAPAN. Cuộc tẩy chay vẫn chưa có dấu hiệu dần biến mất, nhưng khó khăn lại càng chồng chất khó khăn khi nó lại trùng lặp với đúng đợt khủng hoảng dịch COVID-19 năm nay.”

Giữa tình hình khó khăn trên, vẫn còn tồn tại một số ít công ty Nhật Bản ghi nhận sự phát triển khả quan tại Hàn Quốc.

Doanh số của Asics Hàn Quốc đã giảm 6.2% trong năm ngoái (127.3 tỷ KRW), nhưng lợi nhuận lại tăng 151% (4.7 tỷ KRW) nhờ doanh số bán giày thể thao cao cấp tăng mạnh. Công ty Game nổi tiếng của Nhật Nitendo cũng thu hút sự chú ý trên toàn cầu khi ra mắt tựa game “Assemble the Animal Forest”.

Qua điều đó, có vẻ như ngay cả khi phòng trào tẩy chay hàng Nhật diễn ra, người Hàn vẫn rất yêu thích những sản phẩm chất lượng có chọn lọc.

Tổng hợp từ Chosun Biz

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).