Hệ thống tàu điện ngầm Hàn Quốc được đánh giá rất cao và là một trong những hình mẫu hiện đại nhất trên toàn thế giới. Tuy vậy, ngay tại chính Hàn Quốc vẫn còn tồn tại những vấn đề gây bức xúc về ý thức tham gia phương tiện giao thông công cộng của không ít người Hàn.

Lee Yoo Jung, một nhân viên văn phòng, đã có một trải nghiệm dở khóc dở cười trên đường đi làm bằng tàu điện ngầm.

Đáng lẽ tàu điện ngầm phải khởi hành đúng giờ nhưng lại bị trì hoãn do đuôi áo khoác của Lee quá dài và bị kẹt vào cửa tàu điện ngầm khiến cánh cửa mở ra và đóng lại liên tục làm cho chuyến tàu bị giậm chân tại chỗ.

Vào mùa đông khắc nghiệt ở Hàn Quốc, áo phao cỡ lớn và áo khoác dài (padding) là một trong những item tất yếu được nhiều người dân Hàn ưa chuộng và mặc mỗi ngày để có thể chống trọi với cái lạnh ở đây.

Nhưng chính phần đuôi áo dài của những hành khách này nhiều lần đã bị kẹt ở cửa và trở thành một trong những lí do làm cho tàu điện ngầm bị trì hoãn không thể xuất phát đúng giờ. Dựa vào thực trạng đáng phản ánh này, người Hàn Quốc đã đặt cho họ – những hành khách mặc áo khoác có đuôi dài – là “Tộc đuôi” (꼬리족).

Choi Yoo Chan 24 tuổi, một sinh viên đại học khác cho biết: “tôi nghĩ hiện tượng đó xuất phát từ văn hóa nhanh nhanh, một trong những văn hóa xấu tại Hàn Quốc. Nhiều hành khách vì muốn đi làm hay về nhà nhanh đến nỗi họ không quan tâm dù tàu điện ngầm đã chật kín nhưng vẫn cố chen vào khiến bản thân họ thậm chí còn không nhận ra là quần áo bị kẹt ở cửa là của chính mình.”

Không chỉ việc quần áo bị kẹt ở cửa, việc hành khách lên tàu cố tình bị kẹt ở cửa ra vào làm trì hoãn việc khởi hành tàu cũng là một trong những vấn đề bức xúc mà nhiều người dân đang lên tiếng. Người Hàn gọi những hành khách này là “Tộc bắt tàu diving”, những người cố tình nhảy lên tàu khi tàu đang đóng cửa ở giây phúc cuối cùng.

Để đề phòng những trường hợp khẩn cấp hoặc khi tai nạn xảy ra, kể cả khi cửa tàu điện ngầm được đóng lại, hành khách vẫn có thể mở cửa tàu bằng sức người. Lợi dụng khẽ hở này, “Tộc bắt tàu diving” sử dụng tay, chân hoặc thậm chí bằng túi xách của mình để giữ lại cửa mở ra.

Theo thống kê, bao gồm cả những trường hợp cố tình làm trì hoãn giờ khởi hành tàu này thì ở Seoul có khoảng 1.050 vụ tai nạn do bị kẹt vào cửa tàu điện ngầm mỗi năm.

Thiệt hại gây ra bởi hành vi này còn để lại ảnh hưởng rất lớn tới các hành khách khác trên tàu. Lên tàu điện ngầm đông quá mức một cách vô ý thức không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân, mà còn là một trong những lý do chính gây ra việc trì hoãn khởi hành của tàu điện ngầm.

Nếu chuyến tàu hiện tại bị trì hoãn thì thời gian khởi hành của các chuyến tàu tiếp theo sẽ lần lượt bị trì hoãn theo và người phải chịu trực tiếp hậu quả này lại là những hành khách còn lại. Điều này còn gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn đặc biệt vào giờ cao điểm mỗi ngày khi phần lớn dân số thủ đô đều sử dụng tàu điện ngầm để đi làm.

Các chuyên gia chỉ ra rằng điều này là do “tâm lý vô cảm với sự an toàn của nhiều người Hàn Quốc”. Và lí do khác là tâm lý đám đông của mỗi cá nhân khi họ ở trong đám đông và tự hợp lí hóa rằng “người khác làm không sao thì mình cũng sẽ ổn thôi”.

Nhân viên của Sở Giao thông vận tải Seoul cho biết, vào mùa đông, các hành lí của mỗi hành khách trở nên cồng kềnh mùa hè, đó là lí do họ thường dễ bị kẹt ở cửa hơn. Và nguyên nhân lớn khác gây ra sự chậm trễ của tàu là trường hợp bị kẹt khi các hành khách lên tàu một cách quá tải.

Ngoài “tộc đuôi” và “tộc bắt tàu diving”, còn rất nhiều hành khách thiếu ý thức gây ra sự bất tiện trên tàu điện ngầm.

Một trong số đó là những hành khách đeo ba lô lớn gây ra sự bất tiện tới những hành khách muốn di chuyển trong khoang tàu khiến sở Giao thông vận tải Seoul đã tiến hành chiến dịch “Baro megi” (바로메기) từ năm 2015 đến nay với mục đích nâng cao ý thức của mỗi người dân đeo ba lô ra ngược trước ngực để tăng không gian trên tàu.

Hành động “쩍벌” – từ dùng cho những hành khách ngồi dạng chân rộng và xâm phạm vào ghế của hành khách ngồi kế bên hay việc trang điểm trên tàu, ăn những thức ăn có mùi… cũng là những hành động gây phiền toái cho hành khách đi tàu.

Những hành khách không có ý thức chấp hành theo quy chuẩn văn hóa giao thông công cộng là vấn đề nhức nhối cần giải quyết cấp bách. Những hành khách này không chỉ gây ra sự chậm trễ khởi hành của tàu điện ngầm mà còn trực tiếp gây ra tai nạn ảnh hưởng tới sự an toàn của những hành khách còn lại.

“Quan trọng nhất là mỗi công dân tham gia giao thông cần phải nâng cao sự ý thức của chính bản thân mình”.

XEM THÊM:

Tổng hợp từ 매일경제

author-avatar

About Ngọc Vũ

Kết nối với Hàn Quốc như một cái duyên và gắn bó cùng Hàn Quốc như một định mệnh. Quan tâm tới văn hoá, xã hội, các tin tức thời sự và mối quan hệ quốc tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).