Theo Quyết định 1465/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với NLĐ (viết tắt: NLĐ) đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép làm việc cho NLĐ nước ngoài của Hàn Quốc, từ ngày 21/8/2013, NLĐ trước khi đi làm việc tại Hàn Quôc phải ký quỹ 100 triệu VNĐ.

Năm 2013, Hàn Quốc đã lên tiếng phản đối quy định ký quỹ 100 triệu VNĐ đối với lao động Việt Nam đi làm việc ở Hàn Quốc.

Thời điểm năm 2013, ông Ko Ki Bok, Trưởng phòng Trung tâm lao động người nước ngoài Seogdong cho biết: Lý do NLĐ Việt Nam bỏ trốn và làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc là do khi đến Hàn Quốc, họ đã phải chi một khoản tiền lớn để hối lộ và nộp cho các trung tâm môi giới.

Vì số tiền này lớn hơn rất nhiều so với chi phí của các nước khác nên NLĐ Việt Nam lại càng muốn kéo dài thời gian ở lại Hàn Quốc làm việc để kiếm thêm tiền.

Nếu không giải quyết tận gốc nguyên nhân này mà đánh vào chế độ ký quỹ với số tiền lớn như vậy sẽ gián tiếp làm nảy sinh thêm một lý do khiến người lao động bỏ trốn bất hợp pháp.

NLĐ Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc với khát khao hướng về một tương lai tươi sáng hơn.

Hiện Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức ban hành văn bản thay thay thế Quyết định 1465/QĐ-TTg trên.

Theo Quyết định số 12/2020/QĐ-TTg, từ ngày 15/5/2020, thực hiện thí điểm ký quỹ đối với NLĐ đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (EPS).

1. Thực hiện ký quỹ

– NLĐ trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS phải ký quỹ để đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng, về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động (viết tắt: HĐLĐ).

– Mức tiền ký quỹ (viết tắt: TKQ) là 100 triệu VNĐ.

2. Thời điểm ký quỹ, ngân hàng ký quỹ và thời hạn ký quỹ

– Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày ký hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS với Trung tâm Lao động người nước ngoài, NLĐ thực hiện ký quỹ tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trên địa bàn nơi NLĐ đăng ký thường trú.

– Thời hạn ký quỹ là 5 năm 6 tháng.

3. Hỗ trợ vay vốn để ký quỹ

– NLĐ thuộc đối tượng được vay vốn tại Ngân Hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) để đi làm việc ở nước ngoài có nhu cầu vay vốn, được vay đến 100 triệu đồng tại NHCSXH để ký quỹ mà không phải thực hiện bảo đảm tiền vay.

– NHCSXH thỏa thuận với NLĐ trong hợp đồng tín dụng về thời hạn cho vay, việc trả nợ gốc và lãi suất tiền vay.

– Lãi suất cho vay áp dụng theo mức lãi suất của NHCSXH đối với NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với từng đối tượng.

4. Các trường hợp được hoàn trả TKQ

Tiền ký quỹ (bao gồm cả gốc và lãi) của NLĐ được hoàn trả trong các trường hợp sau:

– NLĐ không đi làm việc tại Hàn Quốc sau khi đã thực hiện ký quỹ.
– NLĐ về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt HĐLĐ (bao gồm hoàn thành HĐLĐ hoặc chấm dứt trước thời hạn HĐLĐ).
– NLĐ bị trục xuất về nước (không phải do trốn khỏi nơi đang làm việc hay ở lại Hàn Quốc trái phép sau khi chấm dứt HĐLĐ).
– NLĐ chuyển đổi thị thực cư trú hợp pháp tại Hàn Quốc.
– NLĐ bị chết hoặc mất tích theo quy định pháp luật trong thời gian làm việc theo HĐLĐ.

5. Các trường hợp không được hoàn trả toàn bộ TKQ

– NLĐ bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo HĐLĐ (kể cả bỏ trốn ngay sau khi đến Hàn Quốc).
– NLĐ ở lại Hàn Quốc trái phép sau khi chấm dứt HĐLĐ (bao gồm hoàn thành HĐLĐ hoặc chấm dứt trước thời hạn) và hết hạn cư trú.

Theo Ban Quản lý Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, hiện Việt Nam có hơn 48.000 lao động đang làm việc tại Hàn Quốc, chủ yếu đi theo chương trình EPS. Một số lao động Việt nam đã về nước do ảnh hưởng của tình hình dịch COVID-19 tại Hàn Quốc.

Hàn Quốc là thị trường lao động xuất khẩu lớn của Việt Nam. Tuy Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức mở cửa tiếp nhận lại đối với lao động Việt nam nhưng số lượng còn hạn chế.

Nguyên nhân là do tỷ lệ lao động Việt Nam cứ trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc vẫn đang ở mức báo động đỏ. Vì vậy Việt Nam và Hàn Quốc đang tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông và có những biện pháp mạnh nhằm giải quyết tình trạng này.

Ngoài ra, theo Nghị định số 38/2020/NĐ-CP, Chính phủ Việt Nam đã ban hành: Danh mục công việc NLĐ không được đến làm việc ở nước ngoài như sau:

1. Công việc massage làm việc tại các nhà hàng, khách sạn hoặc các trung tâm giải trí.

2. Công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ, chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thủy ngân, bạc, kẽm), tiếp xúc thường xuyên với mangan, điôxit thủy ngân.

3. Công việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quặng phóng xạ các loại.

4. Công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất axit nitơric, natri sunfat, disunfua cacbon, các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột, sát trùng, chống mối mọt có độc tính mạnh.

5. Công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập.

6. Công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn (dưới lòng đất, lòng đại dương).

7. Công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả.

XEM THÊM: Danh sách các tỉnh thành ở Việt Nam bị cấm XKLĐ sang Hàn Quốc 2019

author-avatar

About Hà Ly Hương

Gặp gỡ Hàn Quốc chỉ như một cuộc dạo chơi. Nhưng một mối nhân duyên đặc biệt đã mang đến cho tôi tình yêu đích thực, khiến tôi gắn bó và yêu mến mảnh đất này.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).