Ngày 6/5/2020, chỉ 2 người trước Ngày Cha Mẹ tại Hàn Quốc, một vụ án đau xót được đăng tải trên khắp các trang mạng trực tuyến. Người đàn ông 40 tuổi đã vô tình đánh tử vong người cha 80 tuổi mất trí nhớ của mình.

Theo cảnh sát, ngày 6/5 đã tiến hành bắt và tạm giam ông A, người đàn ông ngoài 40 tuổi vì tội hành hung và giết người. Nạn nhân không ai khác chính là cha đẻ của A, cụ ông bị mất trí nhớ và năm nay cũng đã 80 tuổi.

Theo lời khai của A, vụ việc xảy ra vào khoảng 11h đêm ngày 21/4. Ông A là một nhân viên văn phòng bình thường và đang sống cùng với cha ruột bị chứng mất trí nhớ – chứng bệnh phổ biến của người cao tuổi.

Trong khi đang đưa bố vào nhà tắm để vệ sinh hàng ngày, cụ ông đã tỏ ra không thích và kháng cự, do nóng giận vì bố không nghe lời nên ông A đã dùng khuỷu tay thúc mạnh vào bụng cha. Cụ ông đã tỏ ra rất đau đớn và phải nghe theo con trai.

Khoảng 10:40 sáng hôm sau, ông A đã gọi điện tới số cấp cứu khẩn cấp 119 và nói: “Bố tôi không còn thở”. Sau đó, ông A đã che giấu hành động của mình, không khai báo rằng mình đã đánh ông cụ trước đó, nhưng cảnh sát đã phát hiện vết thương ở bụng của cụ ông và bắt giữ ông A để điều tra.

Trong quá trình điều tra, ông A khai nhận rằng: “Tôi đã đánh cha trong cơn nóng giận, lúc đánh tôi không biết cha sẽ chết”. Cảnh sát đã kết luận rằng ông A đã phạm tội ngộ sát, tuy nhiên vẫn cần chuyển vụ án cho Toà án xét xử và sẽ phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật.

Trên thực tế, tình trạng tấn công người già mất trí nhớ không phải là vấn đề mới trong xã hội. Theo Trung tâm sa sút Trí tuệ Trung ương, đã có 2.785 trường hợp bạo hành người cao tuổi bị mất trí nhớ trong năm qua. Việc già hoá dân số khiến nhiều hệ luỵ xảy ra, không chỉ ở xã hội Hàn Quốc mà xảy ra ở nhiều quốc gia đang phát triển.

Ngày nay, người trẻ ngại kết hôn, ngại sinh con dẫn đến tình trạng già hoá dân số ở mức báo động ở Hàn Quốc.

Nhiều cụ già sợ mình trở thành gánh nặng của con cháu nên khi hết độ tuổi lao động, nhiều cụ đã chọn sống cô độc và chết cũng trong cô độc. Đã có rất nhiều trường hợp những cụ già neo đơn ra đi trong nhà nhiều ngày, nhiều tuần mới được phát hiện. Khi sống cùng con cái, họ trở thành gánh nặng và là “nơi trút giận” cho những căng thẳng, áp lực ở cơ quan.

Những người già ở Hàn Quốc, họ làm việc đến hơi thở cuối cùng, hi sinh tất cả cho con cái nhưng khi về hưu lại phải sống trong cô đơn và chết trong cô độc, không ai quan tâm hay biết đến sự tồn tại của họ. Đó chính là thực trạng đáng buồn tại Hàn Quốc nhiều năm nay.

Vào năm 2016, Quỹ phúc lợi Seoul đã thực hiện một cuộc nghiên cứu dựa trên phân tích hồ sơ của cảnh sát và phát hiện ra rằng, vào năm 2013, có 162 trường hợp được xác nhận ở Seoul là chết một mình, không ai phát hiện. Đối với các trường hợp ở diện nghi ngờ, con số này ở mức 2.181. Theo Bộ Y tế và Phúc lợi, số người chết cô đơn ở Hàn Quốc vào năm 2016 là 1.833 trường hợp. Những người trong nhóm tuổi từ 70 trở lên đứng đầu trong danh sách này, tiếp theo là những người từ 50 đến 59 tuổi.

Nhiều người già chọn cách sống và chết trong cô độc để không làm phiền con cái

Những thay đổi trong mối quan hệ với gia đình, cấu trúc xã hội, kinh tế và văn hóa là nguyên nhân chính dẫn đến sự cô lập của người già ở Hàn Quốc. Nhiều người thậm chí còn bình luận cay đắng rằng, ở Hàn Quốc, không có chỗ cho những người già.

Hàn Quốc là quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn thứ 12 trên thế giới nhưng đằng sau đó là những hệ lụy đau lòng.

Trong một cuộc khảo sát kinh tế năm 2016 của OECD, khoảng 1/4 người Hàn Quốc đang sống một mình, tư tưởng con cái chăm sóc cha mẹ đang mai một dần trong xã hội nước này. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng dẫn đến việc những người trẻ ra thành phố làm việc, kết hôn và sinh con, trong khi cha mẹ họ phải sống cô đơn một mình.

Người già ở Hàn Quốc phải tự mưu sinh đến những giây phút cuối đời

Rồi ai cũng phải già đi, không ai muốn sống và chết một mình trong cô độc. Nhiều người hiểu được việc này nên đã chọn việc sống cùng cha mẹ già của mình để phụng dưỡng và báo hiếu, với hy vọng sau này tuổi già của mình cũng sẽ được vui vầy cùng con cháu. Khi cả đời đã chăm chỉ vất vả thì đến cuối cuộc đời, thứ mà ai cũng cần chỉ là một cuộc sống tinh thần thư thái.

Tổng hợp từ Insight

author-avatar

About 수하

“Chúng ta không cần phải học giỏi Văn để có thể viết truyện, chúng ta chỉ cần sống ý nghĩa cuộc đời của mình. Và Hạnh Phúc chính là một hành trình!”

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).