Ngày 4/3, tờ Money Today của Hàn Quốc đã có một bài tổng kết về tình hình quan hệ Việt – Hàn trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Những phân tích của tờ báo này, hoặc các bình luận của người dân Hàn Quốc dưới bài không mang tính chất đại diện cho tiếng nói của toàn bộ người dân Hàn Quốc.

Việt Nam là một trong những quốc gia áp dụng lệnh hạn chế nhập cảnh đối với công dân Hàn Quốc từ những ngày đầu virus corona có dấu hiệu lan rộng.

Mặc dù biết đó là biện pháp đảm an toàn cho người dân trong nước. Nhưng phía Hàn Quốc luôn tin tưởng vào mối quan hệ khăng khít từ trước tới nay giữa hai quốc gia. Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam và đồng thời, Việt Nam cũng là đối tác thương mai lớn thứ tư của Hàn Quốc.

Lệnh cấm của chính phủ Việt Nam tại thời điểm đó đã dẫn đến rất nhiều phản ứng, đặc biệt là phía người dân Hàn.

Vào chiều ngày 3/4, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm đồng thuận rằng, việc hợp tác và đoàn kết của cộng đồng quốc tế là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa dịch bệnh, vì COVID-19 giờ đây không chỉ còn là vấn đề của một quốc gia mà là của toàn thế giới.

Chuyến bay định mệnh từ tâm dịch Daegu

10:43 ngày 24/2, chuyến bay mang số hiệu VJ871 xuất phát từ Daegu lúc 6h52 hạ cánh tại sân bay quốc tế Đà Nẵng. Chính quyền Việt Nam tại thời điểm đó đã quyết định cách ly tất cả 80 hành khách trên chuyến bay, trong đó có 20 người Hàn Quốc.

Số người Hàn Quốc sẽ được cách ly tại Bệnh viện Phổi và khoảng 60 người Việt Nam sẽ được cách ly tại Trung tâm Huấn luyện dự bị động viên Đồng Nghệ, huyện Hòa Vang theo quy trình kiểm soát, phòng ngừa lây lan dịch bệnh.

Lý do được đưa ra là do những công dân Hàn Quốc đến từ tâm dịch Daegu (mặc dù không có triệu chứng nghi ngờ nhiễm bệnh).

Chính phủ Hàn Quốc đã phản đối gay gắt hành động này của Việt Nam, cho rằng đây là một hành động quá bất ngờ, không có sự thông báo thống nhất từ trước với phía Hàn Quốc.

Kể từ đó, chính phủ Việt Nam đã chính thức công bố một động thái mang tầm quốc tế nhằm cách ly người nhập cảnh vào Việt Nam từ Daegu và tỉnh Gyeongbuk trong 14 ngày. Đồng thời đảm bảo rằng những người nhập cảnh từ Hàn Quốc phải điền vào bảng câu hỏi kiểm dịch.

Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ sức khoẻ của người dân, cộng đồng, giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với kinh tế, xã hội.

Với tinh thần đó, Chính phủ đã quyết định tạm dừng áp dụng chính sách miễn thị thực đối với công dân Hàn Quốc. Quyết định này chính thức được áp dụng từ 0 giờ ngày 29/2/2020.

Bộ trưởng Ngoại giao Kang Kyung Hwa sau đó đã bày tỏ sự hối tiếc mạnh mẽ trong cuộc gọi với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhưng không có kết quả như mong đợi.

Các biện pháp cứng rắn của Việt Nam chưa dừng lại ở đó.

Ngày 29/2, một chuyến bay của hãng hàng không Asiana Airlines khởi hành từ sân bay Incheon, Seoul (Hàn Quốc) sau khi cất cánh để đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) đã phải quay về nước do không nắm được thông tin về việc các chuyến bay từ vùng dịch COVID-19 ở Hàn Quốc không được tới sân bay Nội Bài.

Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam đã liên lạc với các cơ quan y tế Việt Nam và phản đối gay gắt hành động này.

Việt Nam cho phép nhập cảnh ngoại lệ kỹ sư, nhân viên của Samsung và LG

Từ việc tạm ngừng nhập cảnh và tạm dừng áp dụng chính sách miễn thị thực đối với công dân Hàn Quốc đã gây ra không ít khó khăn trong quan hệ giữa hai nước.

Tổng thống Moon Jae In đã đề xuất với các nước trên thế giới rằng: “Hãy cho phép các doanh nhân Hàn Quốc đảm bảo điều kiện sức khỏe được nhập cảnh ngoại lệ”.

Các nhà đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam, điển hình như Samsung có thể bị thiệt hại nặng nề, thậm chí là bị “đóng băng” mọi hoạt động nếu như những người phụ trách, quản lý không để đi lại tự do.

Trên thực tế, Samsung Electronics và Samsung Display đã thành lập một nhà máy sản xuất màn hình di động với trị giá 3 ngàn tỷ KRW tại tỉnh Bắc Ninh của Việt Nam.

Do đó, chính phủ Hàn Quốc và Samsung đã tích cực thuyết phục phía Việt Nam để có thể cho phép các kỹ sư Hàn Quốc thuộc tập đoàn Samsung được nhập cảnh.

Tập đoàn LG cũng có thể gửi các kỹ sư như LG Electronics và LG Display đến Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cũng thừa nhận rằng nếu các nhà máy địa phương như Samsung và LG bị gián đoạn thì nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

Trong cuộc điện đàm ngày 3/4, Tổng thống Moon cũng nhấn mạnh: “Hàn Quốc mong muốn tiếp tục quan tâm và hỗ trợ để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể vào Việt Nam càng sớm càng tốt.”

Trong khi đó, sau cuộc họp thượng đỉnh online vào ngày 26/2 của G20, tổng thống Moon và các nhà lãnh đạo cũng đang xúc tiến một hội nghị thượng đỉnh video ASEAN + 3.

Dự kiến, Hàn Quốc sẽ đề cập đến chủ đề cho phép trao đổi nhân sự chủ lực như doanh nhân, nhân viên y tế và nhà khoa học giữa các quốc gia trong ASEAN + 3 sắp tới.

XEM THÊM: 8 Điều về Việt Nam khiến người Hàn Quốc vô cùng ngạc nhiên

Tổng hợp từ Money Today

author-avatar

About Hebe Nguyen

Thích được tự mình tìm hiểu những điều nhỏ bé nhất liên quan đến đất nước Hàn Quốc. Mỗi điều khám phá đều mang nét đáng yêu riêng.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).