Bộ Môi trường Hàn Quốc ngày 23/11/2019 thông báo, Hàn Quốc sẽ tiếp tục lộ trình giảm thiểu rác thải sinh hoạt và tiêu dùng, mở rộng lệnh cấm lên nhiều nhóm sản phẩm và phạm vi ngành dịch vụ.

Chính phủ dự kiến lộ trình này sẽ giúp cắt giảm lượng nhựa dùng một lần xuống hơn 35% tính đến năm 2022. Con số này cao hơn mục tiêu hiện tại là giảm số lượng rác nhựa tạo sinh xuống 30% tính đến năm 2022 và 50% tính đến năm 2030, đồng thời nâng tỷ lệ tái chế rác lên 70% tính đến năm 2030 so với chỉ 34% hiện tại.

Chỉ trong năm nay tại Hàn Quốc đã có 120 ngàn tấn rác thải bất hợp pháp, đòi hỏi những chính sách mạnh mẽ hơn từ phía cơ quan chức trách.

1. Tiếp sau cốc nhựa, cốc giấy và ống hút nhựa cũng sẽ nằm danh mục cấm

Sau khi làm việc với Bộ Môi trường, 21 chuỗi thương hiệu cà phê đã bắt đầu ngừng sử dụng cốc nhựa trong các cửa hàng của mình vào năm ngoái. Kết quả thu được rất đáng chú ý: 21 chuỗi thương hiệu này đã sử dụng 206 tấn đồ đựng vào tháng 8/2018 nhưng con số này giảm xuống 72%, chỉ còn 58 tấn vào tháng 4 năm nay.

Từ năm 2021, cốc giấy sẽ bị cấm sử dụng tại các quán cà phê, nhà hàng và cửa hàng bán đồ ăn nhanh. Đồng thời cốc đựng hay vật chứa khi mua đồ takeout cũng sẽ bị tính thêm phí.

Chính phủ lên kế hoạch triển khai “hệ thống đặt cọc cốc” (컵보증금제) trong đó người sử dụng cần trả tiền đặt cọc để lấy cốc dùng một lần khi mua đồ uống và sẽ được hoàn tiền khi trả cốc đã dùng tại điểm thu nhận.

Lệnh cấm được đưa ra lần đầu tiên vào năm 2002, nhờ đó việc sử dụng cốc dùng một lần đã giảm 36.7% chỉ trong vòng 5 năm. Tuy nhiên, vào năm 2008, chính quyền Lee Myung Bak đã bãi bỏ lệnh cấm này vì những khó khăn trong việc quản lý.

Từ năm 2022, ống hút nhựa cũng được đưa vào danh mục cấm trong các nhà hàng, quán cà phê và cơ sở ăn uống.

Trước khi Starbucks sử dụng ống hút giấy vào tháng 11/2018, chuỗi cửa hàng đồ uống của Mỹ đã sử dụng hơn 15 triệu ống hút mỗi năm chỉ riêng tại Hàn Quốc, nhưng con số này đã giảm đi một nửa kể từ sau đó.

Chính phủ cũng đề ra phương án giảm thiểu việc sử dụng đồ dùng một lần tại các hội nghị, sự kiện công cộng và cơ sở nhà nước.

Trong khu vực tư nhân, hệ thống điểm Eco Money tặng điểm tích lũy và sử dụng như tiền mặt được áp dụng để khuyến khích hành vi hạn chế sử dụng nước, điện, gas hoặc mua các sản phẩm thân thiện môi trường cũng sẽ được áp dụng khi các cơ sở tư nhân dùng đồ chứa dùng nhiều lần.

5 Quán cà phê độc & lạ nhất ở thủ đô Seoul

2. Order đồ ăn về nhà sẽ phải trả tiền thìa đũa dùng một lần

Các loại thìa đũa dùng một lần vốn đi kèm miễn phí với đồ ăn order cũng sẽ bị cấm sử dụng từ năm 2021 nhưng chính phủ vẫn cho phép khách hàng trả tiền để mua thêm.

Chính phủ có kế hoạch khuyến khích chuyển dần từ đĩa và hộp đựng một lần sang các sản phẩm thân thiện môi trường và dùng nhiều lần.

Dân tốc giao đồ ăn, sự tiện lợi & nỗi ám ảnh những hung thần shipper trên đường phố Hàn Quốc

3. Túi nilong tại các cửa hàng siêu thị

Hiện tại, túi bóng nilon đã bị cấm sử dụng tại các cửa hàng bách hóa, trung tâm thương mại có diện tích trên 3000m2 và các siêu thị lớn có diện tích trên 165m2 nhưng bắt đầu từ năm 2022, các cửa hàng tiện lợi và tiệm bánh ngọt cũng sẽ nằm trong nhóm đối tượng áp dụng chính sách này. Lệnh cấm sẽ dần mở rộng trên nhiều cơ sở khác tới năm 2030.

Ngoài ra theo lộ trình, cho trên năm 2030 tất cả các ngành công nghiệp sẽ bị cấm sử dụng túi nhựa trừ những trường hợp không thể thay thế.

Từ năm tới, lệnh cấm ống hút và que khuấy nhựa cũng như túi bọc ô nilon sẽ dần được áp dụng với các doanh nghiệp và cửa hàng lớn.

XEM THÊM: Bi hài chuyện bắt buộc mang giỏ khi đi siêu thị ở Hàn Quốc từ tháng 1/2020

4. Không còn sản phẩm vệ sinh dùng một lần tại phòng khách sạn, nghỉ dưỡng.

Bắt đầu từ năm 2022, các sản phẩm vệ sinh dùng một lần như dầu gội đầu, bàn chải, dao cạo râu sẽ nằm trong danh mục bị cấm phục vụ trong ngành dịch vụ chỗ ở, trước tiên áp dụng tại các cơ sở có nhiều hơn 50 phòng và dần mở rộng tới tất cả đối tượng trong ngành từ năm 2024.

5. Quy định bao bì được thắt chặt trong ngành vận chuyển hàng hóa

Từ năm 2022, chính phủ khuyến khích sử dụng các hộp chứa có thể tái sử dụng thay vì hộp xốp đối với các bưu kiện được giao tới một địa điểm thường xuyên trong thời gian dài.

Ngoài ra, sẽ áp dụng tiêu chuẩn về tỉ lệ hộp đóng gói đối với những sản phẩm ít có rủi ro hỏng vỡ nhằm hạn chế trường hợp lạm dụng vật liệu đóng gói và chèn đệm. Các gợi ý thay thế về đệm giấy, túi nước đá và hộp không băng dính cũng đang được chính phủ đưa ra thảo luận với các ngành công nghiệp.

Từ năm tới, các sản phẩm 1+1, sản phẩm đi kèm đóng gói sẵn cũng sẽ bị cấm.

Kế hoạch có ý nghĩa ở chỗ nó tập trung vào giải quyết các vấn đề rác thải cơ bản và có vai trò giảm thiểu chúng theo nhiều cách,” ông Lee Young Ki, phó giám đốc phòng lưu thông tài nguyên tại bộ Môi trường phát biểu. “Lộ trình này sẽ là nền tảng cho một xã hội hạn chế tài nguyên bền vững của Hàn Quốc.”

XEM THÊM: Công viên Bầu Trời hình thành từ bãi rác khổng lồ của thành phố Seoul

Tổng hợp từ Yonhap

author-avatar

About Huong Tran

Làm việc tự do, sống và hưởng thụ từng ngày ý nghĩa trên mảnh đất vừa xa lạ vừa thân quen Hàn Quốc.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).