Ngày 23/8/2019, hơn 1.000 sinh viên của hai trường đại học danh giá nhất Hàn Quốc: Đại học quốc gia Seoul và Đại học Korea đã tổ chức biểu tình để yêu cầu điều tra về đời tư và việc ưu tiên cho con gái của ông Cho Kuk, ứng cử viên Bộ trưởng Tư pháp.

Trước đó, ngày 9/8/2019, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã tiến hành đợt cải tổ nội các sâu rộng. Trong số 8 vị trí quan chức cấp bộ, tổng thống tiến cử cựu Cố vấn về các vấn đề dân sinh Phủ Tổng thống ông Cho Kuk vào vị trí Bộ trưởng Tư pháp.

Tuy nhiên, đây chỉ là tiến cử bước đầu của tổng thống Moon Jae In. Ở Hàn Quốc, việc bổ nhiệm Bộ trưởng phải được thông qua xét duyệt và phán quyết của Quốc hội. Để nhậm chức, các ứng cử viên phải trải qua phiên điều trần kiểm tra tư cách đạo đức và năng lực tại Quốc hội.

XEM THÊM:

Con quan được hưởng ưu đãi là điều tất nhiên?

Sau khi có tên trong danh sách đề cử cải tổ nội các, ông Cho liên tục bị báo chí và các đảng đối lập điều tra từ quan điểm chính trị tới tư cách đạo đức của bản thân và các thành viên trong gia đình.

Con gái ông Cho được đăng ký là học vị Tiến sĩ trên hệ thống quản lý nghiên cứu của trường đại học Korea, trong khi vẫn còn đang là học sinh trung học phổ thông. Khi nhập học Đại học Korea vào năm 2010, con gái ông Cho đã ghi về thành tích của các bài báo khoa học nói trên trong bản tự giới thiệu.

Khi chính trị gia khiến sinh viên nổi giận

Ngoài ra, con gái ông Cho bị phát hiện đã nhận được học bổng trị giá 12 triệu KRW (2 triệu KRW/học kỳ) trong giai đoạn từ 2016~2018 từ quỹ học bổng cá nhân của Giám đốc một bệnh viện trong 6 học kỳ liên tiếp, bắt đầu từ học kỳ I năm 2016, ngay sau khi ứng cử viên Cho có cuộc gặp với Giám đốc bệnh viện này vào năm 2015.

Học bổng này lấy từ quỹ học bổng do chính giáo sư hướng dẫn của con gái ông Cho đứng tên. Nhưng khi đối chiếu thành tích của con gái ông Cho với 6 sinh viên khác cùng được nhận học bổng này thì người ta thấy rõ có dấu hiệu thiên vị tại đây:

  1. Con gái ông Cho có nhiều môn có thành tích không đủ điều kiện nhận học bổng.
  2. Các sinh viên khác chỉ được nhận học bổng một kỳ, hoặc phải chia học bổng với những thành viên khác. Nhưng con gái ông Cho luôn được lĩnh trọn 2 triệu KRW một kỳ.

Ông Cho cũng được cho là có lời nói và hành động không nhất quán.

Trong quá khứ ông từng phê phán hoạt động của các trường tư và kêu gọi cần phải thiết lập chính sách quản lý chặt chẽ hệ thống giáo dục tư.

Nhưng người ta lại phát hiện ông gửi con học ở trường quốc tế và ông giải thích rằng: Khi phải chọn giữa lý tưởng chính trị và hạnh phúc của con thì ông phải hy sinh cho con cái.

Sinh viên Korea nổi giận

Mặc dù vẫn đang trong kỳ nghỉ hè, nhưng các sinh viên Đại học Korea đã tập trung tại quảng trường trung tâm của trường Đại học Korea thuộc quận Seongbuk ở thủ đô Seoul và hô vang: Hãy làm sáng tỏ sự thật! Tuyển sinh thiên vị! 20.000 sinh viên đang theo sát vụ này! Ban giáo vụ hãy ghi nhớ!

Khi chính trị gia khiến sinh viên nổi giận

Thay vì biểu tình thắp nến, các sinh viên đã bật đèn flash điện thoại để đảm bảo an toàn.

Một sinh viên chia sẻ: Những người bình thường như chúng tôi phải học hành cật lực, phải đi làm thêm để duy trì điểm số nhưng những sự việc thiên vị như thế này khiến cho tôi mất hết ý chí học tập.

Một sinh viên khác nhấn mạnh: Nếu không giải quyết những sự việc như thế này thì sinh viên chúng tôi sẽ không còn niềm tin vào công bằng, dân chủ trong xã hội nữa.

Khi chính trị gia khiến sinh viên nổi giận

Con gái của ông Cho khi nộp đơn vào Trường đại học Sự sống và công nghệ sinh học (Life Science and Bioengineering, 생명과학대학) của trường đại học Korea năm 2010 đã ghi vào bảng thành tích của mình là: thực tập 2 tuần, có mặt trong hàng ngũ tác giả viết bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học trong nước, tham gia 10 chương trình thực tập và ngoại khoá khác.

Tuy nhiên, khi kiểm tra lại những nội dung này, người ta phát hiện ra nhiều điểm nghi ngờ: phần tiếng Anh (là phần mà con gái ông Cho tham gia soạn thảo) bị sai chính tả rất nhiều, giai đoạn tham gia các hoạt động thực tập, ngoại khoá cũng bị thổi phồng hoặc chồng chéo lên nhau.

Khi chính trị gia khiến sinh viên nổi giận

Bộ Tư pháp và trường Đại học Korea đã đứng ra giải thích: Thời điểm xét tuyển tuyển sinh, nhà trường chỉ tập trung vào thành tích của trường phổ thông trung học chứ không đánh giá hoạt động nghiên cứu ngoại khoá.

Tuy nhiên, lời giải thích này chỉ khiến cho các sinh viên thêm nghi ngờ về tính chất công minh của quá trình tuyển sinh.

Phong trào dân chủ của sinh viên thành phố Gwangju 1980

Sinh viên Đại học quốc gia Seoul xấu hổ

Ứng viên Bộ trưởng Bộ tư pháp Cho Kuk là cựu sinh viên của trường Đại học quốc gia Seoul. Hơn 500 sinh viên của trường này cũng biểu tình với biểu ngữ: Tiền bối không đủ tư cách khiến quốc dân phải rơi nước mắt! Không có tư cách làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp! Hãy từ chức ngay lập tức.

Phong trào dân chủ 1987 của sinh viên thủ đô

Khi chính trị gia khiến sinh viên nổi giận

Nữ sinh Ewha đi đầu trong phong trào dân chủ

Cuộc biểu tình của các sinh viên Đại học quốc gia Seoul và Đại học Korea khiến ta nhớ lại cuộc biểu tình kéo dài 83 ngày dai dẳng của các nữ sinh trường Ehwa (28/7 ~ 19/10/2016).

Cuộc biểu tình xuất phát từ việc bà hiệu trưởng Choi Gyeong Hee và Hội đồng nhà trường đã không công khai trưng cầu ý kiến của sinh viên về việc thành lập các khóa học tại chức.

Sinh viên trường đại học nữ Ewha biểu tình 1 phần vì sự độc đoán của bà Choi và Hội đồng nhà trường, nhưng phần quan trọng là dự án LIGHT UP YOUR FUTURE IN EWHA (LiFE) của nhà trường đã làm giảm giá trị tấm bằng danh giá của những sinh viên chính quy.

Trong quá trình đấu tranh tìm lại công bằng, chính các nữ sinh Ewha đã phát hiện ra những sai phạm của hiệu trưởng trong việc đặc cách cho Jeong Yoo Ra, con gái của bà Choi Soon Sil vào nhập học tại trường đại học nữ Ewha.

Khi chính trị gia khiến sinh viên nổi giận

Đây cũng là phát súng mở đầu cho phong trào dân chủ và tham gia biểu tình thắp nến của người dân trên toàn Hàn Quốc. Kết quả của cuộc biểu tình này là Hiệu trưởng trường Ehwa phải từ chứcTổng thống Park Geun Hye bị cách chức và sau đó ngồi tù.

Park Chung Hee đã xây dựng kinh tế Hàn Quốc như thế nào?

Khi chính trị gia khiến sinh viên nổi giận

Sinh viên Hàn Quốc chưa bao giờ có được sự tự do đối thoại thầy trò như sinh viên các nước Âu-Mỹ. Dưới áp lực nặng nề của Khổng Giáo về định kiến xã hội, về quan hệ thầy trò, về sự trọng nam khinh nữ… xã hội Hàn Quốc, ngay cả khi đứng thứ 13 thế giới về kinh tế, vẫn còn tồn tại sự lạc hậu nhất định cũng như sự đàn áp gần như tuyệt đối của Khổng Giáo.

Bất chấp những bất cập này, sự cải tiến về giáo dục, sự tiến bộ về tri thức đã làm cho giới sinh viên Hàn Quốc luôn ý thức được vai trò của mình. Phong trào của các sinh viên Ewha, sinh viên trường Đại học quốc gia Seoul và Đại học Korea chính là tương lai dân chủ của Hàn Quốc trong thế kỷ mới.

XEM THÊM: Sinh viên Hàn Quốc chính thức ủng hộ Hong Kong, bất chấp căng thẳng với sinh viên Trung Quốc

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).