Ngày 1/6/2020, tòa án thành phố Ulsan (울산지법) đã tuyên án 4 năm tù cho hai người phụ nữ A (42 tuổi) và B (40 tuổi). Họ lãnh án phạt vì đã cướp đi mạng sống của chính con đẻ mình. Nhận cùng một bản án trong cùng một ngày, nhưng câu chuyện riêng của từng người khiến ai cũng cảm thấy chua xót.

A đã kết hôn lần đầu vào khoảng 20 năm trước. Năm 2015, bà ly hôn, sau đó tái hôn với người chồng hiện tại. Tháng 12/2016, họ chào đón con trai đầu tiên.

Những tưởng đây là bến bờ cho cuộc hôn nhân đổ vỡ trước đó. Nhưng từ khi công ty của chồng phá sản, cuộc sống gia đình trở nên khó khăn, vợ chồng A thường xuyên cãi vã. Chứng trầm cảm sau sinh của bà ngày càng nặng hơn.

Tháng 12/2018, sau khi cãi nhau với chồng, A đã lựa chọn cách giải quyết cực đoan cho mình và con trai gần 2 tuổi. Sau 4 ngày thập tử nhất sinh, A qua cơn nguy kịch. Nhưng con trai bà không thể qua khỏi do ngộ độc khí Cacbon Monoxit (CO).

Dù sống sót, nhưng A không thể nhớ gì về tội ác của mình. Bà bị di chứng suy giảm khả năng nhận thức, rối loạn ngôn ngữ.

Khi nhắc đến đứa con trai đã không còn nữa, bà rưng rưng chực khóc. Trả lời cuộc điều tra của cảnh sát, A liên tục xin lỗi con trai, và bày tỏ mong muốn đi cùng con.

Trường hợp của B lại khác. Bà đã tước bỏ quyền sống của đứa con gái 9 tuổi khuyết tật khả năng phát triển và tự kỷ của mình. Con gái của B chỉ khoảng 2~3 tuổi và không thể thực hiện các sinh hoạt hàng ngày một mình.

Do chịu áp lực về kinh tế và gánh nặng dưỡng dục con cái, B đã bị trầm cảm. Chồng của B liên tục phải nghỉ làm, nhập viện điều trị do mắc chứng hoảng loạn (공황장애). Quá nặng nề, đến cả người chồng cũng quyết tâm phạm tội.

Tháng 8/2019, B cho con gái uống tất cả thuốc cô bé được kê đơn trong một lần, sau đó bà uống theo con. Cô con gái đã không thể qua khỏi do sốc thuốc, còn B thì lấy lại ý thức ở bệnh viện.

Thẩm phán Park Joo Young không kể kiềm chế trước sự đau thương, bi kịch của vụ án, ông thở dài. Tuy nhiên, ông đã tuyên bố sự thật của vụ án, đồng thời nhấn mạnh bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của nhà nước và xã hội.

Thẩm phán Park khẳng định: Việc đưa con cái cùng ra đi không thể được mỹ hóa. Đây chỉ là cách nói của cha mẹ có ý định gây hại cho con mình. Đối với đứa trẻ, đây là tội không thể chấp nhận, và pháp luật cũng thế.

Pháp luật phạt hai người mẹ này 4 năm tù giam. Nhưng có lẽ bản án nặng nhất dành cho họ chính là việc không thể thấy con thêm lần nào nữa.

Nhiều người nhìn nhận trầm cảm chỉ đơn thuần là “làm lố”, là “cần sự chú ý” mà không thể nhận thức được sự nguy hiểm của nó. Khác với thuốc độc, hay một căn bệnh thông thường có thể hành hạ con người cách mắt thấy, tai nghe. Trầm cảm đồng hành cùng bệnh nhân, tác động tới họ từng chút một, và ra đòn vô cùng nặng.

Đã có những trường hợp bà mẹ ôm con lựa chọn cách giải quyết cực đoan do trầm cảm sau sinh. Hoặc Hàn Quốc và những fan quan tâm K-biz cũng từng chết lặng trước sự kiện SHINee Jong Hyun, hay Sulli, Go Hara tự chấm dứt cuộc đời do trầm cảm.

Bệnh nhân đều là những người mỏng manh, và hơn ai hết, họ cần sự giúp đỡ. Hãy tạo bầu khí vui vẻ trong gia đình bằng những chuyện vui vẻ, suy nghĩ tích cực. Khi phát hiện người thân có triệu chứng trầm cảm mà gia đình không thể giúp giải tỏa, cần tìm đến các chuyên gia để được điều trị chuyên sâu.

Tổng hợp từ Kookmin Ilbo

author-avatar

About Mai Huyên

Mình không biết tại sao lại thích Hàn Quốc. Có lẽ do ly kem mát lạnh và ngọt ngào đó; hay là buổi nắng rực rỡ nơi hòn đảo xinh đẹp; cũng có thể do cơn mưa hè, ngày mọi người nói 안녕 lần cuối.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).