Jung (35 tuổi), hiện đang làm việc tại một công ty quy mô vừa với mức lương 22 triệu KRW/năm. Từ tháng 9/2019, Jung bắt đầu làm thêm công việc bán thời gian tại của hàng tiện lợi.

Anh cho biết phải tìm đến công việc thứ hai vì giờ làm và phụ cấp của công việc chính đã bị cắt bớt kể từ khi công ty áp dụng thí điểm chế độ làm việc 52 giờ/tuần – dự kiến được áp dụng chính thức bắt buộc với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có số lượng nhân viên dưới 300 người vào đầu năm 2020.

Làm công việc bán thời gian ở cửa hàng tiện lợi 7 tiếng mỗi cuối tuần, thêm 4 tiếng vào hai ngày thứ Tư và thứ Năm bắt đầu từ 8h tối, mỗi tháng Jung kiếm được thêm 700.000 KRW để chu cấp cho gia đình gồm vợ và 2 cô con gái.

Trong vòng 4 năm trở lại đây (tháng 8/2015 ~ 8/2019), tỉ lệ người đang làm 2 công việc (투잡 – two job) trở lên giống như Jung đăng kí tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trùng lặp đã tăng thêm 100.000 người, từ 153.501 người năm 2015 lên đến 256.355 người vào năm nay (số liệu từ báo cáo “Thực trạng đăng ký trùng lặp BHYT của người đi làm” công bố ngày 17/11/2019).

Đặc biệt, con số này tăng mạnh từ sau khi mức lương tối thiểu được tăng lên đáng kể vào năm 2017.

Năm 2018, Woo (28 tuổi) , nhân viên hợp đồng của một công ty phân phát tờ rơi ở Daegu, đã bị chuyển từ làm công việc toàn thời gian sang bán thời gian từ 3h chiều ~ 7h tối các ngày trong tuần.

Anh chia sẻ, “Tôi đã được thuê làm nhân viên hợp đồng một cách vội vã, bỗng dưng sau đó ông chủ lại đổi ý bảo tôi chỉ được làm 4 tiếng một ngày. Vì kế sinh nhai, tôi không còn cách nào khác là phải làm thêm công việc vào cửa hàng tiện lợi mỗi buổi sáng.”

Tương tự Woo, người lao động đã làm việc ở 1 công ty, doanh nghiệp hơn một tháng, mỗi tháng trên 60 giờ, bất kể là nhân viên chính thức hay hợp đồng đều phải đăng ký tham gia 4 loại bảo hiểm (4대 보험) dành cho người lao động.

4대 보험: 4 loại bảo hiểm bắt buộc với mục đích bảo vệ quyền của người lao động ở Hàn Quốc, bao gồm BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp và lương hưu quốc gia. Dù công ty chỉ có 1 nhân viên cũng bắt buộc phải tham gia, trừ trường hợp người có thời gian làm việc dưới 15 giờ/tuần.

Số người đăng ký trùng lặp bảo hiểm đa số là nhân viên ở các công ty vừa và nhỏ quy mô dưới 300 người hoặc làm công cho người kinh doanh tự do. Điều này có nghĩa rất người làm công ăn lương đang chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sự áp dụng của chế độ làm việc 52 giờ/tuần và mức lương tối thiểu tăng.

Mặc khác, các tập đoàn lớn thường có quy định cấm nhân viên kiêm thêm công việc đem lại thu nhập ngoài giờ làm chính thức, được nêu trong hợp đồng lao động hoặc quy định công ty.

Số người làm từ 2 ~ 3 công việc trở lên tăng đột biến là hệ quả của sự kết hợp của mức lương tối thiểu được tăng lên đáng kể, chế độ làm việc 52 giờ/tuần được triển khai và suy thoái kinh tế. Giáo sư kinh tế Shin Se Don thuộc trường đại học nữ Sookmyung phân tích, “Mức lương tối thiểu được tăng lên nhưng tình hình kinh tế vẫn không được cải thiện khiến người lao động bị chuyển từ công việc toàn thời gian sang thời vụ.

Số giờ làm bị giảm đi, nhiều người phải làm 2 ~ 3 công việc trở lên cùng một lúc để kiếm thêm thu nhập. Đặc biệt, số người lao động ở độ tuổi 30 ~ 40 (chủ yếu làm nhân viên ở các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ) làm thêm công việc thứ 2 tăng đáng kể do thời gian làm công việc chính bị cắt giảm.”

Các chuyên gia kinh tế tiên đoán rằng, việc giảm giờ làm/tuần sẽ dẫn đến xu hướng làm nhiều công việc đồng thời trong thời gian sắp tới.

Giáo sư kinh tế Kim Won Sik của đại học Konkuk cho biết thêm, “Hiện tượng làm 2 công việc cùng lúc (투잡 – two job) đã được dự đoán sẽ xảy ra khi chính quyền Tổng thống Moon và Quốc hội đề xuất phương án làm việc 52 giờ/tuần. Với tình hình giờ làm được ấn định và mức thu nhập bị cắt giảm như hiện nay, trong thời gian tới nhiều công ty lớn cũng khó lòng cấm nhân viên làm thêm ngoài giờ.”

Nghị sĩ Choi Do Ja thuộc Uỷ ban Y tế và Phúc lợi Quốc hội Hàn Quốc (국회 보건복지위원회) nhận định, “Việc người lao động ở Hàn Quốc phải làm nhiều công việc khác nhau mới có thể duy trì kế sinh nhai đồng nghĩa với việc cuộc sống của họ đã trở nên khó khăn hơn.

Chính phủ cần phải lưu ý đến hiện tượng “two job”, “three job” này để xây dựng chính sách phù hợp trong tương lai.”

⇢ Làm việc ở Hàn Quốc:

Tổng hợp từ 동아일보

author-avatar

About Nhật Vy

Đến với tiếng Hàn như một cái duyên, đọc essay văn học đương đại Hàn Quốc như một sở thích. Quan tâm sâu sắc đến xã hội Hàn Quốc nói chung và lĩnh vực Gia đình đa văn hoá Hàn-Việt nói riêng.

Trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Bắt buộc phải điền vào các ô có dấu sao (*).